-
- Tổng tiền thanh toán:
Bộ đồ thờ
Xếp theo:
Bàn thờ gia tiên là nơi quan trọng, luôn hiện hữu trong gia đình mỗi người Việt. Thế nhưng bàn thờ bao gồm những gì và Lựa chọn đồ thờ sao cho phù hợp với kích thước ban thờ của từng nhà là những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên thấy mọi người thắc mắc. Cùng Đồ đồng Đông Sơn giải đáp những câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây;
Một bộ đồ thờ tiêu chuẩn bao gồm những khí cụ cơ bản đầy đủ cho ban thờ, bao gồm có: Bát Hương, Lọ hoa, Mâm bồng (đĩa quả), Chóe, Kỷ chén, nậm rượu, Đèn hoặc chân nến, bát thờ.
Trên ban thờ bát hương được cho là vật quan trọng nhất, nơi ngự của các thần, là cầu nối giữa người âm với dương gian. Vị trí đặt bát hương: Đặt bát hương phải có điểm tựa, thường ở chính giữa ban thờ. Mặt nhật nguyệt phải hướng ra ngoài, còn mặt nhật nguyện hướng về phía nào phụ thuộc vào vị trí đặt ban thờ, vị trí của phòng thờ, tuổi của gia chủ, trước mặt có vật gì chấn hay không? Vấn đề này nên tham khảo ý kiến các thầy trước khi lập ban thờ.
2. Ống cắm hương
Thường thì người ta sẽ bố trí ống cắm hương bên cạnh bộ đồ thờ gia tiên. Tuy nhiên nếu bàn thờ quá nhỏ hay không đủ điều kiện thì có thể không dùng hoặc không cần đặt ống cắm hương lên bàn.
3. Bộ bát cúng cơm
Trong các dịp lễ, tết hay ngày tưởng niệm thì gia chủ sẽ thường cúng cơm để mời tổ tiên về cùng hưởng. Những lúc như vậy thì trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu bộ bát cúng cơm.
Đã có bộ bát cúng cơm thì không thể thiếu bộ đũa thờ phải không nào? Như vậy thì mới trọn vẹn để tổ tiên của chúng ta có thể về hưởng đồ cúng và chung vui được.
5. Bộ ấm chén cúng nhỏ
Bộ ấm chén hay bộ ấm trà nhỏ để cúng, như là một tục lệ mời ông bà tổ tiên về uống trà và phù hộ mỗi ngày của người Việt.
6. Lọ cắm hoa - lọ lộc bình sứ
Thường thì lọ lộc bình cắm hoa sẽ được đặt ở bên trái, có thể dùng để cắm hoa tươi, hoa giả hay hoa sen đúc bằng đồng,… Ngoài ra một số nơi dùng lọ lộc bình cả 2 bên bàn thờ để cắm cành lộc và cắm hoa.
7. Mâm bồng - Đĩa đựng hoa quả
Trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu mâm bồng hay đĩa đựng hoa quả. Bởi nó là đồ thờ cúng nơi dâng lễ vật lên các vị thần thành và tổ tiên.
Thường thì khi cúng người ta sẽ trưng 5 loại quả khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền và đặc điểm riêng mà các loại quả khác nhau có ý nghĩa riêng của nó.
Trên bàn thờ thường có 3 cái mầm bồng: Một cái để ở giữa để đựng hoa quả, một cái để đựng bánh kẹo và một cái để đựng tiền vàng.
Theo đúng với tâm linh và văn hóa Việt thì nên dùng mâm bồng bằng gốm sứ sẽ giữ được nét truyền thống và giá trị lưu truyền.
Nậm đựng rượu và kỷ đựng chén nhiều nơi thường đặt lên ngai chén thờ. Thông thường thì ngai chén thờ sẽ được đặt với số chén lẻ. Người ta thường dùng để đựng chén nước và chén rượu hoặc đặt một trong hai thứ đó.
Để tưởng nhớ những tổ tiên đã khuất thì trong những mâm cỗ trước bát hương luôn có kỷ ngai chén đựng nước sạch và đựng rượu. Với thiết kế ngai chén thờ hoa văn cuốn thể hiện cho sự tri thức, sự cao sang phú quý và vĩnh cửu.
Ý nghĩa của chéo bầy theo phong thủy là tượng trưng cho hũ gạo, hũ vàng, hũ bạc,… của các gia đình giàu có trong thời xưa. Chóe chúng không những tạo nên vẻ đẹp sang trọng mà còn mang đến ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý.
10. Đèn thờ
Đèn thờ trên bàn gia tiên người ta thường dùng đèn cầy hoặc nến, ngày nay bàn thờ gia tiên hiện đại người ta còn dùng đèn điện vàng.
Mỗi khi thắp hương thì cũng cần thắp đèn dầu hoặc nến để mong gia tiên về sum họp và phù hộ cho gia đình. Sau khi hương cháy hết chúng ta có thể tắt đèn đi.
Ánh đèn là biểu trưng cho sự nhẫn nhục, vì nhẫn nhục sẽ chuyển lửa từ hận làm thành ánh đại quang minh. Nó còn tượng trưng cho việc thắp lên ngọn đèn trí tuệ cháy mãi không cùng, tiêu trừ nghiệp chướng, mau chứng quả vị bốn hiền. Đó là công đức và ý nghĩa của thắp đèn trên bàn thờ.
Có nhiều nơi thì thường để di ảnh thờ tổ tiên trên bàn thờ, một số nơi thì chỉ để ảnh thờ 3 năm từ ngày người đó qua đời. Tuy nhiên với nhiều người muốn để ảnh thờ thì cần phải biết cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên. Nếu như gia chủ có bố mẹ đã qua đời thì không cần phải có di ảnh thờ.
Với di ảnh thờ thì có thể dùng ảnh đóng khung hoặc đúc tượng bằng đồng để thờ. Việc chọn ảnh thờ như thế nào tùy thuộc vào điều kiện và sự lựa chọn của mỗi gia đình.
Bộ đồ thờ tam sự là gì? Bộ đồ thờ ngũ sự là gì?
Theo nghĩa tiếng Hán, “tam sự” có nghĩa là 3; bộ tam sự gồm: đỉnh đồng, đôi chân nến đồng (hoặc đôi hạc đồng), khác với bộ ngũ sự gồm đầy đủ đỉnh đồng, đôi chân nến, đôi hạc thờ. Bộ tam sự lại phù hợp với bàn thờ của người Việt bởi vẫn đầy đủ đồ thờ mà lại phù hợp với kích thước bàn thờ, điều kiện tài chính của gia chủ.
Bên cạnh đó, gia chủ có thể trưng bày thêm các phụ kiện: ngai chén, đài thờ, ống đựng hương,... để bàn thờ thêm đầy đủ và sang trọng và tăng thêm giá trị, ý nghĩa của bộ tam sự.
Bộ đồ thờ ngũ sự:
Khái niệm Bộ độ thờ ngũ sự cũng tương đối quen thuộc với hầu hết người dân Việt. Bộ ngũ sự bao gồm: đỉnh đồng, đôi chân nến và đôi hạc đồng. Nếu chia nhỏ đỉnh đồng và đôi chân nến hoặc đỉnh đồng và đôi hạc thờ thì sẽ tạo thành bộ tam sự. Hiện nay, nhiều khách hàng sử dụng bộ ngũ sự nhiều hơn bởi nó khá đầy đủ, trọn vẹn trên ban thờ.
Lưu ý và cách chọn đồ thờ phù hợp với kích thước ban thờ
Khi lựa chọn đồ thờ cúng, gia chủ cần lưu ý kĩ đến kích thước bàn thờ của gia đình để lựa chọn những vật phẩm bày trí cho phù hợp, đem lại giá trị phong thủy cao;
Thông thường, gia chủ có thể tham khảo kích thước Lỗ ban để giúp việc bày trí được chuẩn và đem lại sự hưng thịnh, tài lộc cho gia đình; Cụ thể:
Đây là các kích thước phổ biến đúng chuẩn kích thước Lỗ Ban. Kích thước hợp phong thủy và mang lại tài lộc trong gia đình. Bên cạnh đó, Đồ đồng Lê gia còn có nhiều kích thước đồ thờ khác nhau, phù hợp với diện tích bàn thờ trong không gian gia đình nhỏ, không gian biệt thự. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận làm sản phẩm theo kích thước đặt hàng. Chính vì thế Quý khách hàng sẽ luôn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Người Việt Nam quan niệm, trong gia đình thì người con trưởng thường gánh vác trách nhiệm nối dõi tông đường, giữ gìn tổ nghiệp và thờ phụng gia tiên. Do vậy mà có sự khác biệt khi lập ban thờ giữa con trưởng và con thứ;
Thông thường, nhà con trai trưởng luôn có một ban thờ hoàn chỉnh và đẩy đủ hơn ban thờ nhà con thứ. Trên bàn thờ nhà trưởng nhất thiết phải có bát hương thờ chính thức những bậc tiền nhân đã sinh ra người con trưởng đó.
Ở bàn thờ nhà trưởng ngoài bát hương chính thức, bên trên còn có thêm một bát hương thờ các vị thần linh và thờ vọng các vị tiên tổ trong dòng họ.
Một điểm đặc biệt nữa, bàn thờ nhà con trưởng thường được đặt ở gian chính giữa, quay ra cửa chính sao cho khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy ban thờ.
Bên cạnh đó, bàn thờ trên nhà trưởng thường bày trí thêm đỉnh đồng, ngai vàng, đôi hạc trầu.
Những vật phẩm này bên bàn thờ nhà con thứ thường không được phép đặt.
Bộ đỉnh đồng tam sự thường đi cùng đại tự câu đối để tăng sự uy nghiêm, thiêng liêng của tâm linh nguồn cội.
Bàn thờ nhà con thứ, theo các vị Nho cao niên thời xưa thì trên bàn thờ chỉ cần có một hoặc hai bát nhang để thờ các vị thần. Tuy nhiên, cũng có những gia đình con thứ lý ra không cần phải có một bàn thờ nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên vẫn lập bàn thờ để thờ vọng và để cúng vọng trong những ngày giỗ.
Về cách sắp xếp bàn thờ nhà con thứ, không cần phải có riêng bàn thờ tổ ( thường chỉ lập ban thờ gia tiên, thổ công) nên có thể không cần dùng hoành phi câu đối.
Tuy nhiên, việc thờ cúng cốt là tấm lòng thành nếu có điều kiện vẫn có thể trang trí không gian phòng thờ sao cho tôn nghiêm. Trong trường hợp nhà trưởng không quá khắt khe trong việc bố trí bàn thờ thì người con thứ có thể lập bàn thờ đầy đủ hoành phi, câu đối... như ở nhà trưởng.
Đồ thờ cúng là vật tâm linh không thể tùy tiện thay thế, do đó để tránh lãng phí, tốn kém và giúp đem lại sự hưng thịnh, tài lộc cho gia chủ thì cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua;
Tùy thuộc vào kích thước, không gian của phòng thờ, Vị trí là con trưởng hay con thứ. Để có thể lựa chọn kích thước bộ đồ thờ sao cho phù hợp.
Các bạn cũng có thể căn cứ kích thước bàn thờ gia tiên để lựa chọn kích thước đồ thờ theo một số gợi ý của chúng tôi như sau:
Bàn thờ lớn hơn 2m: bộ đồ thờ 65cm – 70 cm.
Bộ đồ thờ 1m53, 1m75, 1m97: bộ đồ thờ 50cm, 60cm, 65cm.
Bộ bàn thờ chung cư cỡ nhỏ: bộ đồ thờ 40cm, 45cm.
Nên sắm bộ tam sự (đỉnh + đôi hạc hoặc đỉnh + đôi chân nến gọi là bộ tam sự) hoặc bộ ngũ sự (đỉnh + đôi hạc + đôi chân nến) trước rồi mua các món đồ khác sau. Vì đa số kích thước các món đồ thờ khác sẽ căn cứ vào kích thước của đỉnh đồng để lấy làm chuẩn cho nên nếu mua các món đồ thờ khác trước sẽ rất dễ không đồng bộ.
Trên bàn thờ phải bố trí sao cho đủ ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (đồ thờ bằng đồng là hành Kim, Mộc là hoa tươi, Thủy là nước trong bình hoa hoặc trong đài, bình rượu, Hỏa là nến, đèn, còn Thổ là đất, cát trong bộ đồ thờ, là tro cốt trong bát hương. Dựa vào ngũ hành tương sinh có thể đưa ra quyết định lựa chọn đồ thờ phù hợp.
Đồ thờ quan trọng nhất trên bàn thờ là bát hương, là cửa ngõ tâm linh giao tiếp giữa hai cõi âm dương nên khi chọn và bốc bát hương phải hết sức cẩn thận. Mệnh của người chủ gia đình nếu là mệnh Mộc thì không nên dùng bát hương bằng đồng vì bát hương đồng mang hành Kim, Kim khắc Mộc.
Ban thờ là nơi có vị trí quan trọng, liên quan trực tiếp đến tài lộc của gia đình nên việc sắm sửa, bày trí đồ vật trên ban thờ sao cho chuẩn phong thủy là điều cực kì quan trọng. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm này, tuy nhiên Quý khách hàng cần lưu ý lựa chọn những cơ sở sản xuất uy tín, có thâm niên cao để tránh mua phải hàng kém chất lượng, dẫn đến việc phải thay mới sản phẩm nhanh.
Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến Chế độ bảo hành uy tín của những đơn vị cung cấp. Lê Gia cam kết bảo hành lên đến TRỌN ĐỜI đối với các dòng sản phẩm đồ đồng cao cấp. Sản phẩm của chúng tôi đến từ làng nghề đúc đồng truyền thống của Việt Nam, với giá thành cạnh tranh từ xưởng, chắc chắn sẽ là một lựa chọn đắt giá cho Quý khách hàng bên cạnh dòng đồ thờ có xuất xứ từ Đài Loan.