-
- Tổng tiền thanh toán:
Chiêng khánh
Xếp theo:
Đối với người dân Tây Nguyên thì chiêng đồng là một vật phẩm có ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn, một thứ ngôn ngữ độc đáo. Chiêng đồng là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, được làm từ đồng nguyên chất (thường là đồng vàng) bằng phương pháp gò, đúc thủ công truyền thống. Chiêng có hình dáng phổ biến là hình nón quai thao, và ở giữa tâm có núm hoặc cũng có loại không có núm. Đường kính dao động ở khoảng từ 20cm cho tới 60cm. Người ta dùng dùi cui bằng gỗ quấn vải mềm để đánh chiêng, ngoài ra cũng có thể dùng tay không để đánh chiêng.
Chiêng đồng được sản xuất với chất liệu đồng cao cấp, chống ăn mòn theo thời gian và được hun màu giả cổ: hun đen hoặc hun xanh tùy ý. Các họa tiết trên chiêng đồng thường lấy cảm hứng từ họa tiết trên trống đồng. vừa thể hiện tính thẩm mỹ và giá trị phong thủy sâu sắc.
Những đồng bào người dân Tây Nguyên luôn tin tưởng rằng trong mỗi chiếc chiêng đều có một vị thần trú ngụ. Đây là một đồ vật linh thiêng được sử dụng như một thứ ngôn ngữ độc đáo và nét độc đáo đó đến giờ vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí tăng thêm phần quan trọng, đã phổ biến ra khắp cả nước đặc biệt là trong các nhà thờ, đình, chùa.
Trong phong thủy, chiêng đồng là vật phong thủy được cho là có âm thanh được truyền đi rất xa, tịnh hóa hoàn toàn khí trường trong phạm vi rộng lớn. Thời cổ, các quan dùng chiêng dọn đường khi đi vi hành. Chiêng đồng phong thủy cũng từ hình thức này mà sau được người dân áp dụng trong phong thủy nhà ở. Người ta thường sử dụng một chiếc chiêng đồng để tịnh hóa khí trường, tán trừ tà khí.
Sử dụng chiêng đồng, người ta sẽ dùng dùi để gõ vào mặt chiêng, giúp tạo ra âm thanh trong trẻo, khiến tâm hồn trở nên thư thái, an nhiên, giúp xua tan đi những muộn phiền trong cuộc sống. Chuông cũng là một vật phẩm mang tiếng báo hiệu khi có vua chúa vi hành qua và là biểu tượng cho sự giàu có của thuở xưa.
Trong phong thủy, tiếng chiêng cũng giống như tiếng chuông đồng phát ra trong các nhà chùa, là âm thanh giúp con người thức tỉnh, hướng tới chân - thiện - mỹ. Bên cạnh đó, tiếng chiêng còn có có tác dụng giúp xua đuổi tà ma, ngăn chặn sự xâm nhập của các thế lực xấu, mang lại sinh khí cho không gian.
Khánh đồng là vật phẩm xuất hiện thường trực tại đình, chùa, nhà thờ tổ,... Đây là một loại nhạc khí trong Phật giáo thuộc bộ gő, ban đầu dùng ngọc đá chế thành, hai đầu rũ xuống giống như bảng, ở giữa có núm để gõ phát ra tiếng.
Ngày nay, khánh có rất nhiều kiểu dáng và tên gọi khác nhau: Ngọc khánh, đồng khánh, thiết khánh, ca khánh… Với Phật giáo, ngoài chiếc khánh đồng to đặt tại lầu riêng, các tăng ni sẽ có chiếc khánh hình giống cái bát. Bộ Khảo Công Ký ghi lại: “Tăng khánh có hình như cái bát”. Các tăng ni Phật tử thường dùng loại khánh này tại gia, tên gọi khác là Chuông Gia trì
Trong Tự viện còn có một loại khánh nữa, gọi là Dẫn khánh hay khánh tay. “Khánh to như trái đào, dưới đáy khoét lỗ tra nhánh trúc nhỏ làm cán, dùng dùi sắt nhỏ đánh vào, vì để dẫn chúng tụng niệm hành lễ nên gọi là hành lễ”.
Loại nhạc khí này được nhân loại phát minh rất sớm, nhân vì có rất nhiều chất liệu để làm như: đá, ngọc, vàng, … do đó lúc đánh, phát ra những âm thanh bất đồng …
Dựa theo hình dáng của Khánh đồng mà người ta phân loại thành các mẫu như:
Khánh tròn | Hình như cái bát, phần nhiều được dùng đồng sắt đúc thành. Khánh tròn để ở phía Đông của chánh điện, khi cử hành pháp hội, hoặc thời khóa tụng niệm thì thầy Duy na đánh, khánh tròn có hai loại lớn nhỏ khác nhau |
Khánh dẹp | Hình như vân bảng, phần nhiều dùng đá hoặc kim loại làm thành. Khánh dẹp thường treo ở ngoài hành lang phương trượng, dùng để đánh khi có việc cần thông báo |
Khánh tay | Lại gọi là dẫn khánh, hình bán cầu, dùng đồng đúc thành, ở dưới đáy có khoan lỗ gắn cán bằng đồng hoặc bằng gỗ dùng thanh bằng đồng hoặc bằng sắt để gõ |
Khánh là pháp khi được dùng trong các buổi tụng niệm và các buổi đặc biệt, là vật không thể thiếu bên cạnh chuông, trống, mõ…
Ngoài ra, Khánh dẹt thương dùng để báo tin, có khách đến thăm đánh 3 tiếng, có người về cõi vĩnh hằng đánh 4 tiếng. Với Dẫn khánh, thường được dùng trong các buổi xướng niệm, làm hiệu lệnh cho các tăng chúng.
Trong tâm linh, Khánh đồng được coi là pháp khí trấn giữ ma quỷ, những điềm xấu, xua đuổi tà khí. Khánh có âm thanh nhỏ, thanh đánh thức tâm trí những người ở gần, buông bỏ đi ưu phiền, hướng tới nhất tâm.
Quá trình chế tác chiêng khánh cũng như các sản phẩm đồng mỹ nghệ khác bao gồm: các công đoạn tạo khuôn, rót đồng, làm nguội, đánh bóng. Ngoài ra, để chỉnh âm cho phù hợp với thanh âm cồng chiêng thì người nghệ nhân phải có tay nghề cao. Từ việc pha chế hợp kim chế tác gồm đồng, thiếc, kẽm. Sau đó nấu cho hợp kim chảy thành dạng lỏng. Khi thấy độ tinh thì đổ hợp kim nóng chảy vào khuôn. Hợp kim sau khi nấu được đổ vào khuôn đã tinh đặc, tháo khuôn ra sẽ được phôi . Qua các bước gia công, làm sạch, so âm, thẩm âm, bôi hóa chất sẽ có bộ cồng chiêng hoàn chỉnh.
Lê gia tự hào là đơn vị chế tác và sản xuất đồ đồng uy tín, sẽ hỗ trợ Quý khách hàng sở hữu được sản phẩm Chiêng, Khánh đồng ưng ý nhất!
Chúng tôi luôn đảm bảo chữ “Tín" với Quý khách hàng bằng những 3 cam kết vàng:
Nếu có nhu cầu đặt mua sản phẩm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0984.097.970 - 0984.030.989 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng!