-
- Tổng tiền thanh toán:
CÓ NÊN LAU DỌN BAN THỜ THƯỜNG XUYÊN?
Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa lâu đời trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Tại mỗi gia đình, bàn thờ luôn là nơi có vị trí quan trọng, là nơi để con cháu nhớ ơn những người đã khuất và hy vọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bàn thờ càng sạch sẽ gia chủ càng có nhiều phước báu. Theo đó, mà nhiều người thường băn khoăn có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không? Cùng Đồ đồng Lê Gia giải đáp thông qua bài viết dưới đây;
Thời điểm nên vệ sinh ban thờ?
Theo các nhà tâm linh và nghiên cứu Phật học thì tốt nhất là khoảng 2,3 tháng mới lên bao sái bàn thờ một lần. Nghĩa là 2,3 tháng mới lên lau dọn và vệ sinh bàn thờ chứ không nên làm việc này hàng ngày, đặc biệt tránh động chạm, xê dịch bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên sẽ khó an vị để phù hộ con cháu. Khu vực đặt bát hương cần được tụ khí, nếu đụng chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Bình thường vào ngày thắp hương như rằm, mồng 1 chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ để tránh bụi bẩn, mạng nhện khu vực không quanh bàn thờ.
Cách lau dọn ban thờ đúng lễ nghi:
Tuy ban thờ không nhất thiết phải vệ sinh hàng ngày nhưng vào dịp bao sái ban thờ, gia chủ cần nắm vững các quy tắc sau để việc lau dọn ban thờ được đúng lễ nghi.
- Trước khi lau dọn bàn thờ người bao sái cần phải tắm rửa sạch sẽ.
- Có thể thắp nhang xin phép gia tiên thực hiện vệ sinh bàn thờ.
- Những ngày bình thường thì nên lau dọn sơ bộ đồ thờ cúng như đèn, chân nến… nếu bẩn. Nếu không bẩn thì chỉ cần dùng chổi lông gà quét sơ qua cho đỡ bụi bặm là được, không nên lau dọn bàn thờ tổng thể.
- Lau bàn thờ bằng nước gì? Nước dùng để lau phải được pha trộn từ 5 loại thảo dược (ngũ vị) là đinh hương, gỗ vang, quế, hồi, bạch đàn. Đây là loại nước tốt nhất để lau chùi bàn thờ. Tuy nhiên, nếu không đủ thì bạn có thể thay bằng rượu pha với vài lát gừng.
- Chậu rửa, khăn rửa đồ thờ riêng không dùng chung với các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.
- Cách vệ sinh bàn thờ theo định kỳ khác với cách dọn bàn thờ cuối năm. Vì theo định kỳ 2-3 tháng/lần không cần cầu kỳ và tỉ mỉ. Người lau dọn cũng không nhất thiết là gia chủ, có thể là người giúp việc.
- Sau khi lau dọn bàn thờ cùng các đồ thờ sạch sẽ xong cần đặt đồ thờ vào đúng vị trí cũ.
- Thắp 3 nén hương báo gia tiên biết được bạn đã hoàn thành xong lau dọn vệ sinh bàn thờ. Nhờ lòng thành kính, gia chủ sẽ được phù hộ độ trì để mọi việc trong cuộc sống được nhiều tốt đẹp.
Những kiêng kỵ khi lau dọn ban thờ?
Khi lau dọn ban thờ, gia chủ cần giữ một tấm lòng thành kính của mình và lưu ý những điều kiêng kị sau để tránh phạm phải.
- Không nên làm đổ vỡ và xê dịch bàn thờ. Việc làm xê dịch và đổ vỡ bàn thờ sẽ khiến gia chủ không gặp may trong chuyện làm ăn, gia đình và cuộc sống. Đây là nơi linh thiêng, không thích hợp với những người “vụng về”. Vì thế cần hết sức cẩn thận.
- Ảnh thờ, bài vị bằng giấy thì không nên dùng nước để lau. Nước sẽ làm hư hỏng, chỉ nên lau khô hoặc lau bụi bẩn không cần quá sạch sẽ.
- Bàn thờ cần thông thoáng, không để các vật dễ cháy gần hương. Nó có thể sẽ bốc cháy cả bàn thờ và để lại hậu quả nghiêm trọng.
- Có thể rút bớt chân nhang vào những dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, tuyệt đối không được đổ hết tro trong bát hương ra. Bởi người ta quan niệm điều này sẽ gây tán tài.
Phong tục thờ cúng tổ tiên không những không bị mai một mà ngày càng đi sâu vào tiềm thức của môi người. Do đó, bàn thờ tổ tiên luôn là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình nên luôn được vệ sinh thật sạch sẽ. Hi vọng qua bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng trong việc bao sái ban thờ đúng chuẩn lễ nghi.
>> Tham khảo Các mẫu bộ đồ thờ bằng đồng.
>> Tham khảo Các mẫu tranh đồng treo phòng thờ phù hợp cho gia đình bạn.