Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Cốt bát hương và những điều cần biết khi bốc bát hương

Vào thời điểm 30 Tết, các gia đình có thể thay bát hương để chào đón 1 năm mới với nhiều suôn sẻ và thuận lợi. Với những gia đình trẻ sẽ ít có kinh nghiệm về việt này. Vì thế bài viết hôm nay, đồ đồng Đông Sơn xin chia sẻ đến bạn đọc về Cốt bát hương và những điều cần biết khi bốc bát hương trong bài viết ngay dưới đây.

1. Cốt bát hương gồm những gì?

Có nhiều người nghĩ đơn giản, 1 bát hương cứ đổ cát vào miễn sao khi cắm cây nhang đứng là được. Sự thật không phải như thế, để thay bát hương bạn nên nắm chắc về cốt bát hương. Một bát hương được bốc hoàn chỉnh sẽ có một bộ Dị hiệu với:

+ Tờ hiệu có viết họ của Gia chủ, tên người được thờ:

Đó là tờ giấy vàng, chữ đỏ, tên người được thờ sẽ viết dọc vào ô trống ở giữa. Nội dung như sau:

  • Thờ Thần linh Thổ công: sẽ ghi, phụng thờ: Thần linh Thổ công chư vị chân linh.
  • Thờ Đức Phật: sẽ ghi, phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.
  • Thờ Thần tài: sẽ ghi, Phụng thờ Thần tài Ông Lộc, Bà chúa kho hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.
  • Thờ Gia tiên: sẽ ghi, phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ …. chư vị chân linh.
  • Thờ Bà cô Ông mãnh: sẽ ghi, phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ ….chân linh vị tiền.

Một bát hương thờ chung nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu. Cũng có thể ghi thêm tờ hiệu khác.

+ Bộ Thất bảo: gồm 7 thứ quý mà người xưa coi trọng. Đó là: vàng, bạc, đá mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu.

Thất bảo này thường làm đồ giả và bán kèm bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là bao giấy, trong có mảnh giấy kim tuyến màu sắc khác nhau, là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo mua đồ giả là không tốt nên thay bằng chút vàng lá hoặc chút bạc thật. Người không có điều kiện đặt Thất bảo với đồng tiền giấy 500đ hoặc 1k- 10k là được.

Tiếp theo là chuẩn bị lễ vật, đem tất cả gói vào một tờ giấy trang kim để bảo vệ, đặt dưới đáy bát hương.

2. Tại sao Bát hương cần phải có cốt ? Ý nghĩa của cốt bát hương

Cốt là linh khí trời đất hội tụ, trải qua hàng trăm năm mới có thể hình thành. Nếu coi bát hương là con người, thì cốt chính là linh hồn. Bát hương phải có cốt việc thờ cúng mới có nghĩa. Đặt cốt bát hương vào trong bát hương để bát hương linh thiêng, đúng phong thủy. Từ đó giúp gia chủ có nhiều tài lộc và phú quý.

Việc thờ cúng là thể hiện tâm nguyện, thành tâm của gia chủ. Vì vậy gia chủ nên tự bốc bát hương và quan trọng phải có cốt.

Như vậy, cốt bát hương đầy đủ bao gồm: bộ cốt thất bảo, ngũ vị hương, gạo vàng thần tài và tro. Cốt thất bảo là vật linh thiêng trong bát hương dùng để thờ cúng, là biểu hiện của tâm linh trên ban thờ. Mỗi khi thắp hương, cầu cúng tổ tiên, các vị thần linh là gửi lòng thành kính vào cõi vô hình.

Cốt thất bảo được coi như nòng cốt tượng trưng cho giá trị cốt lõi ở gia đình. Cốt thất bảo gồm: thiếc vàng, thiếc bạc, thạch anh, ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ. Trong đó đá thạch anh được biết đến là loại đá có trường năng lượng cao nhất. Mang ý nghĩa về may mắn, sức khỏe và tránh tà, chống phóng xạ.

3. Ai bốc bát hương? Có nên tự bốc bát hương?

Người Việt khi bốc bát hương thường nhờ nhà sư hoặc thầy cúng bốc giúp. Có gia chủ tự bốc nhưng vẫn còn điểm thiếu sót. Thực tế, ai cũng bốc bát hương được, thậm chí gia chủ đích thân bốc là tốt nhất. Dù là ai bốc bát hương thì đều phải có tâm thành và thánh thiện. Nếu không bát hương sẽ không được người âm chấp nhận và không linh thiêng.

Người có khả năng, sau khi bốc bát hương xong đã có tính linh ngay. Nhà chùa cũng như vậy, nhưng Dị hiệu cần viết đúng. Gia chủ thành tâm và hướng thiện vẫn có thể bốc bát hương được.

4. Cách bốc và sử dụng cốt bát hương đúng cách

Khi mua bát hương và cốt rồi nhưng không thể đổ tro nếp và thất bảo vào bát hương rồi đem thờ cúng, bát hương sẽ không linh ứng. Phải bốc bát hương đúng cách, con cháu mới có thể thờ ông bà tổ tiên. Có thể nhờ người già trong họ hoặc thầy chùa nhưng chính gia chủ bốc và khai quang là tốt hơn. Vì khi bốc cốt bát hương, để bát hương linh ứng, người bốc phải thật thành tâm.

Khi bốc từng nắm tro đặt vào bát hương, để yên tâm, nhà chùa khuyên đếm “sinh, lão, bệnh, tử”. Vừa đếm vừa bốc tro đến khi đầy miệng bát, nắm cuối cùng nên dừng lại ở chữ “sinh”. Nên bốc từng nắm vào và lắc nhẹ, không ấn hoặc lèn chặt.

Trước khi bốc phải khấn nhỏ là “Con là… xin bốc bát hương cho (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng để tránh nhầm lẫn. Thường các gia đình bốc ba bát hương để thờ thần linh và gia tiên. Với các cửa hàng, công ty sẽ bốc bát hương thần tài.

Cuối cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Thắp hương lần đầu, người bốc bát hương nên cắm cây chữ Thọ bằng đồng và thắp hương vòng. Có thể cắm 9 hoặc 3 cây nhang tùy bát.

Khi an vị cần đặt bát hương ngay ngắn, mặt nguyệt nằm trên trục vuông góc với bàn thờ. Bát hương thần linh ở giữa, từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải, bát hương bà cô ở tay trái.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cốt bát hương và những điều cần biết khi bốc bát hương. Chúng tôi hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin quan trọng và cần thiết.

>> Tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại đây:

  1. Nên hay không nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài?
  2. Phong thủy đời sống và những điều cần biết khi áp dụng
  3. Lập ban thờ Thần Tài và những lưu ý Cần Thiết
  4. Bàn thờ thần tài của chủ cũ nên xử lý như nào cho chuẩn
  5. Tìm hiểu về ngai thờ và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng
  6. Ý nghĩa Thờ tượng Quan Âm Tống Tử trong văn hóa tâm linh người Việt
Bạn đang xem: Cốt bát hương và những điều cần biết khi bốc bát hương
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy