Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

CỬU HUYỀN THẤT TỔ TRONG VĂN HÓA THỜ CÚNG VIỆT NAM

Cửu Huyền Thất Tổ là cụm từ khá phổ biến, thường hiện diện trên bài vị tại bàn thờ gia tiên của người Việt. Vậy cụm từ này có ý nghĩa thế nào trong văn hoá thờ cúng của người dân Việt?

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Cửu Huyền nghĩa là 9 đời được tính từ bản thân mình gồm: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít. Trong đó mình ở vị trí thứ 5, phía trên mình có 4 đời và phía dưới 4 đời.

Thất Tổ nghĩa là 7 đời được tính từ bản thân mình gồm: phụ (cha), tổ (ông nội), tằng (ông cố, cụ), cao (ông sơ), thái (ông sờ), huyền (tổ đời thứ năm), hiển (tổ đời thứ sáu). Như vậy thất tổ chỉ có 7 đời trước đó nên phạm vi vẫn nhỏ hơn cửu huyền.

>> Tham khảo Các mẫu bộ đồ thờ bằng đồng cho gia đình.

>> Tham khảo bài viết Tượng đồng chân dung và trào lưu đặt tượng đồng chân dung trên ban thờ.

Ý nghĩa của Cửu Huyền Thất Tổ?

Cửu Huyền Thất Tổ ngụ ý ám chỉ và nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn tưởng nhớ, kính trọng tổ tiên, tiền nhân. Vì họ là những người có công rất lớn trong việc sinh dưỡng, gìn giữ gia phong, nuôi dạy con cháu khôn lớn, thành tài qua đời đời kiếp kiếp. Đây là nét đẹp văn hóa thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về nguồn gốc của bốn chữ này, ta nhận thấy nguồn gốc là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Cách thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ?

Bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa rất to lớn đối với người Việt Nam, tuy nhiên vẫn có quan niệm nhiều gia đình sẽ kiêng kỵ không thờ Cửu Huyền Thất Tổ khi cha mẹ còn sống vì cha mẹ vẫn nằm trong “Cửu Huyền”. Ở một số gia đình do quan niệm tâm linh sai lệch nên họ kiêng kỵ không treo tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Thật sự mà nói việc treo liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ không ảnh hưởng gì đến phong thủy. Vì nó cũng chỉ là một vật dụng thờ bình thường, hoàn toàn không tương khắc với gia chủ.

Hơn thế nữa với ý nghĩa to lớn của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ hỗ trợ rất nhiều trong việc giáo dục con cháu khắc ghi, biết ơn và hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, yêu thương nòi giống.

Các loại Cửu Huyền Thất Tổ hiện nay?

Khi thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì thường gia chủ sẽ có thể lựa chọn những vật phẩm tâm linh như sau:

  • Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ:

Đây là vật phẩm phổ biến nhất và được coi là tinh hoa văn hóa tâm linh của người Việt. Hiện Đồ đồng Lê Gia đã cung cấp rất nhiều mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ với hoa văn tinh xảo, có độ bền cao, với kích thước tinh gọn, phù hợp với nhiều loại bàn thờ.

  • Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ:

Ưu điểm của vật phẩm này giá thành tương đối rẻ với các vật phẩm khác, đa dạng phong cách thiết kế, họa tiết cùng nội dung thông điệp hiển thị. Tuy nhiên thì sản phẩm sẽ thích hợp với bàn thờ với kích thước vừa và lớn. Thực tế tranh thờ Cửu Huyền cần phải có thêm chân đế để kê thẳng đứng lên. Có nhiều người còn đính thẳng áp lưng vào tường phía trong cùng bàn thờ nhưng thực tế không nên như vậy.

  • Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ:

Vật phẩm này có giá thành đắt đỏ nhất, thường được treo lên phía trên chính giữa bàn thờ mà hay gọi là Hoành phi câu đối. Sản phẩm sẽ giúp cho không gian thờ cúng thêm trang trọng, uy nghiêm hơn;

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ:

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Quá trình thực hiện có nhiều bước. Khi lập bàn thờ gia chủ cần đảm bảo sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Bước 1: Gia chủ chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để đặt lên bàn thờ như vật phẩm, bác hương, nhang, đèn, mâm cúng, bài vị,……

Bước 2: Tẩy uế đồ thờ cúng bằng rượu trắng pha với gừng. Dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp rượu gừng và lau cẩn thận. Kế đó bạn dùng khăn khô lau lại lần nữa.

Bước 3: Lau bàn thờ cửu huyền thất tổ bằng khăn sạch và tẩy uế với rượu trắng pha gừng. Sau khi lau để cho mặt bàn thật khô ráo.

Bước 4: Công đoạn kế tiếp gia chủ tiến hành đặt bài vị lên bàn thờ. Khi đặt bài vị tổ tiên gia chủ cần lưu ý các điểm sau.

  • Bạn không được đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ vào lồng kín hoặc hộp kín. Đồng Thời không để vật nặng lên trên hay chèn ép đến bài vị.
  • Khi trong nhà bạn vừa thờ Phật vừa thờ gia tiên thì chắc chắn phải đặt bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn so với bàn thờ Phật đảm bảo vai vế thờ cúng.

Bước 5: Bạn tiếp tục bài trí các vật phẩm thờ cúng khác như đặt bình hoa, bát hương, mâm, đèn,….

Bước 6: Gia chủ cúng lễ, đọc bài cúng cửu huyền thất tổ và thắp nhang để an vị bàn thờ

Bước 7: Nhang tàn bạn hạ đồ lễ xuống và chia vật phẩm cho người thân trong gia đình.

Đồ cúng lễ trên bàn thờ Cửu Huyền Thất tổ phải chọn đồ tươi không nên cúng các loại trái cây cũ, hỏng. Đặc biệt không để các đồ tươi này trên bàn thờ quá lâu. Đồng thời gia chủ nên thường xuyên thay nước và rượu trên bàn thờ.

Bài khấn Cửu Huyền Thất Tổ:

Một số nơi gọi bài khấn Cửu Huyền Thất Tổ hay bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ dùng trong những dịp đặc biệt. Còn kinh sám hối Cửu Huyền, bài nguyện trước bàn thờ Cửu Huyền thì có thể đọc hằng ngày, hằng tuần. Cụ thể bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ như sau:

“Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ……….

(Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại địa chỉ………………

Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh.”

Bạn đang xem: CỬU HUYỀN THẤT TỔ TRONG VĂN HÓA THỜ CÚNG VIỆT NAM
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy