Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Kỳ lân trong phong thủy và những điều cần biết

Kỳ lân là một trong 4 linh vật mang đến sự giàu có cho người sở hữu. Về mặt phong thủy, kỳ lân là biểu tượng của khát vọng vươn cao, sự dũng cảm, phúc lợi và quyết tâm. Mời các bạn cùng tìm hiểu về linh vật này trong bài viết dưới đây của đồ đồng Lê Gia.

1. Kỳ lân là con gì? Sự tích về Kỳ Lân? Có đặc điểm như nào?

Kỳ lân là linh vật thần thoại có nguồn gốc Trung Quốc với đầu Rồng, thân ngựa và vảy cá chép. Vì thế, còn được gọi là Ngựa Rồng, hay Kỳ lân Trung Quốc

Trong văn hóa châu Âu Kỳ lân là giống ngựa trắng có một sừng trên trán và có 2 cánh. Còn kỳ lân truyền thống có thêm chòm râu dê, bộ móng xẻ như trâu bò và đuôi sư tử. Kỳ lân mang đến điềm lành và năng lượng phong thủy mạnh mẽ. Là linh vật trung thành với chủ, bảo vệ ngôi nhà. Cùng với Long, Quy, Phụng là một trong bốn linh vật cao quý.

Sự tích về kỳ lân gắn với hình tượng con vật một sừng xuất hiện trên một số con dấu từ văn minh sông Ấn. Loài sinh vật này có nguồn gốc từ Kinh Thánh và nguồn cổ xưa về sinh vật hoang dã.

Các học giả cổ đại, Kỳ lân là sinh vật màu trắng, có vảy, 5 ngón chân trên mỗi bàn, sừng phủ lông và đuôi giống một con bò.

Kỳ lân là một sinh vật cơ thể gồm năm màu đỏ, trắng, xanh, vàng và đen, có khả năng đi bộ trên mặt đất và mặt nước. Mang lại sự giàu có và may mắn, người bảo vệ nhân từ, mang đến sự hòa hợp gia đình.

Trong các truyền thuyết văn học, kỳ lân còn gắn với sự may mắn về con cái. Tượng Kỳ lân với hình ảnh đứa bé cưỡi trên lưng Kỳ lân và cầm hoa sen là biểu thị của sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.

>> Tham khảo mẫu tượng Tỳ hưu bằng đồng tráng men cao cấp

2. Long mã và Nghê có phải kỳ lân?

Long mã được cho là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp giữa rồng, lân và ngựa. Là linh thú với sừng và bờm của rồng, thân có vảy của kỳ lân, mình của hươu xạ, chân và móng của ngựa.

Trong truyền thuyết, long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, thời Phục Hy, trên lưng mang bức HÀ ĐỒ, là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là nguồn gốc hình thành thuyết Bát quái sau này.

Long mã còn là linh thú trong Phật giáo, cõng trên lưng kinh LUẬT TẠNG, một trong ba phần quan trọng nhất của Tam Tạng Kinh.

Ở Huế, long mã xuất hiện trên các bức bình phong, lưng mang HÀ ĐỒ, chân lướt sóng nước, đầu vươn tới tầng mây. Long mã còn xuất hiện ở cung môn, miếu môn trong hoàng cung đi kèm với rùa, kỳ lân hay chim phượng.

Nghê là linh vật thuần Việt, người xưa tạo hình Nghê từ con chó thần. Chó vốn là loài vật trung thành bảo vệ chủ nên chó đá được đặt trước cửa nhà để xua đuổi tà ma. Dần dần các nghệ nhân đã tạo hình đẹp hơn, sống động hơn, uy nghi hơn với tạo hình đầu sư tử, có bờm oai nghiêm, dáng thanh, đuôi dài vắt ngược lên lưng, chân như chân chó.

Kỳ lân phong thủy được chế tác bằng các chất liệu như đồng, đá, ngọc, gỗ, với những đặc điểm, đầu rồng là đại diện của trí tuệ, sức mạnh và quyền uy. Sừng và thân giống hươu là biểu tượng của sự nhanh nhẹn, thân có vảy. Tạo hình kỳ lân là biểu tượng của người quân tử, chí nam nhi.

3. Ý nghĩa của Kỳ Lân trong phong thủy?

Kỳ lân mang đến sự giàu có, nâng cao địa vị và tài lộc cho người sở hữu. Với đầu rồng, thân ngựa, Kỳ lân đã kết hợp những phẩm chất tốt nhất của hai động vật tốt lành này. Biểu tượng cao quý về mặt phong thủy là sức mạnh, khát vọng cao, sự dũng cảm, phúc lợi và quyết tâm.

Kỳ lân đầu Rồng quy tập sự thành công cho cuộc sống lâu dài và trí tuệ, vảy cá chép trên lưng mang lại sự giàu có may mắn vào nhà. Tượng kỳ lân trừ tà, tăng phúc lộc, bảo vệ ngôi nhà trước sự xấu xa cố xâm nhập. Một đôi Kỳ Lân trong nhà còn là biểu tượng cho việc gia đình sẽ được chào đón những đứa trẻ khỏe mạnh.

4. Các tác phẩm Kỳ Lân trong kiến trúc văn hóa ?

Tượng kỳ lân tại Hoàng thành Huế

Ở các Ngai vàng thời Nguyễn đều có đôi nghê chầu dưới, thiết đình ở điện Thái Hòa cũng có hình con nghê, hiện diện rõ nhất trong kiến trúc cung đình ở Huế. Tượng kỳ lân tại Hoàng thành Huế được đặt trước cửa Hiển Nhơn và trước Miếu Môn Thế Tổ Miếu. Hai đôi nghê ở Huế đã được “cung đình hóa” bởi những chi tiết chạm trổ cầu kỳ, với các chòm lông xoắn ở đầu, đuôi và mang tai xen kẽ đao lửa ở sống lưng và 4 chân.

Tượng một con kỳ lân tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Kỳ lân có nguồn gốc Trung Quốc với đầu Rồng, thân ngựa, vảy cá chép. Vì thế, Kỳ lân Trung Quốc còn được gọi là Ngựa Rồng, hay Kỳ lân Trung Quốc.

Kỳ lân là linh vật được miêu tả là một linh thú thuộc hàng tứ linh với những quyền năng thần kỳ.

Kỳ lân Việt Nam, bảo tàng quốc gia Hà Nội

Kỳ lân hội tụ đầy đủ đặc điểm của các loài như đầu rồng nửa thú, thân hình của hươu, trán sói, đuôi bò, tai chó, sừng nai, mũi sư tử, miệng rồng, có vảy cá, vó ngựa.

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về Kỳ lân trong phong thủy. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu thỉnh kỳ lân về thờ tại gia đình, vui lòng liên hệ với đồ đồng Lê Gia, chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn các bạn lựa chọn sản phẩm và đúng cách.

Bạn đang xem: Kỳ lân trong phong thủy và những điều cần biết
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy