Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Kỹ thuật mạ vàng và những điều cần biết

Kỹ thuật mạ vàng và những điều cần biết

Các sản phẩm mạ vàng là những sản phẩm cao cấp, có giá trị cao. Chất lượng của các sản phẩm sau mạ vàng là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Để tạo ra những sản phẩm mạ vàng đảm bảo chất lượng, cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Bài viết dưới đây, đồ đồng Lê Gia xin được chia sẻ đến quý vị về kỹ thuật mạ vàng.

1. Kỹ thuật mạ vàng bắt đầu với kiểm tra và xử lý bề mặt mạ

Hiện nay trên thị trường có hai dòng sản phẩm mạ vàng chính.

  1. Một là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan.
  2. Hai là các sản phẩm xuất thân từ các làng nghề truyền thống.

Các sản phẩm từ Trung Quốc, Đài Loan hình thức bắt mắt, màu sắc đẹp, đủ bộ đồ phong thủy, đồ đồng thờ cúng nhưng nhanh bị ô xi hóa bề mặt. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ đồng không đạt yêu cầu. Giá thành khá rẻ với đa dạng, mặt ngoài màu vàng đồng thau, nhưng khe kẽ là màu đen, xỉn, sần sùi, tỷ lệ đồng thấp là 1 nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là không có khâu làm nguội. Các sản phẩm xuất thân từ đồ đồng Lê Gia chúng tôi, luôn có 1 mục cho khâu sửa nguội. Chúng tôi cho rằng, yếu tố này tạo ra sự khác biệt cực lớn giữa sản phẩm của đồ đồng Lê Gia và các sản phẩm khác trên thị trường.

Để dát vàng chuẩn thì bề mặt vật dát phải mịn

Lê Gia coi trọng khâu làm nguội trước khi bắt đầu quy trình dát vàng hay mạ vàng. Công đoạn sửa nguội thường bắt đầu với việc sửa lớn các chi tiết lỗi, sửa các đường nét hỏng. Hàn lại các lỗ thủng hay các lỗ sâu ở khâu đúc, phun cát để bề mặt nhẵn, mài thô để tạo mặt phẳng. Cuối cùng của công đoạn sửa nguôi là mài tinh trước khi đánh bóng 3 cấp độ.

Quy trình sửa được thực hiện với các thiết bị chuyên dụng, sau khâu sửa nguội, sản phẩm đồ đồng đã thay đổi rất lớn về diện mạo, chất lượng bề mặt cao và ổn định trước khi dát vàng và mạ vàng.

2. Kỹ thuật mạ vàng với khâu gia công mạ

Sửa nguội để có bề mặt phôi tượng đạt chuẩn, tiếp theo sẽ tiến hành mạ vàng theo công nghệ tiên tiến nhất. Một điểm quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa các cơ sở mạ vàng là khâu tạo lớp bảo vệ chống oxy hóa ngoài cùng. Khách hàng không thể phát hiện ra lớp bảo vệ này dày hay mỏng, chất lượng hay không. Nhưng với đồ đồng Lê Gia, chất lượng và chữ Tín được đặt lên hàng đầu. Các sản phẩm của Lê Gia có quy trình mạ vàng đạt chất lượng cao nhất với các bước như sau:

Lớp mạ lót trong cùng

Lớp mạ lót giúp bù lỗ và san phẳng hiệu quả nếu sản phẩm bề mặt chưa đạt. Thời gian mạ lót phụ thuộc vào chất lượng bề mặt là khâu đảm bảo về mặt hình thức cho sản phẩm sau khi mạ. Lớp mạ lót tiến hành trong 30 phút đến 5-6 tiếng tùy bề mặt sản phẩm. Sau khi mạ lót cần mài, đánh bóng lại bề mặt.

Lớp mạ mờ (bán bóng)

Cải thiện tính thẩm mỹ đồng thời tạo liên kết giữa các lớp mạ với nhau, tiến hành trong 20-30 phút.

Lớp mạ bóng

Thông thường sử dụng Satin hay Niken, sử dụng loại nào là do thị trường nơi ấy. Lớp mạ bóng đạt yêu cầu là có thể soi gương bề mặt.

Lớp mạ chống oxy hóa

Lớp này mang tính chất quyết định tới độ lâu dài của lớp mạ trên bức tượng. Các cơ sở mạ thủ công thường bỏ qua công đoạn này để giảm thời gian và giá thành. Lớp mạ này có thể là kim loại nhóm bạch kim hay bạc, những kim loại có đặc tính chống oxy hóa cao.

Sản phẩm mạ vàng có giá trị cao và độ bền hơn trong thời gian sử dụng

Lớp mạ vàng

Lớp ngoài cùng là mạ vàng với công nghệ hiện đại cho hệ màu phong phú khoác lên lớp mạ vàng thẩm mỹ cao. Dải vàng từ 18k-24k, vàng 18k thì độ cứng cao nhưng màu sắc càng biến, vàng 24k cho lớp mạ đẹp, màu đậm nhưng dễ bị mòn do cọ xát.

Có ba công nghệ để mạ vàng là mạ vàng phun, mạ vàng di và mạ vàng bể.

  • Mạ vàng phun sử dụng cho các bức tượng rất lớn không có bể vàng nào chứa vừa, sử dụng mạ vàng phun là phù hợp. Mạ vàng phun nhanh, dễ thi công và hình thức đẹp nhưng nhược điểm là tốn kém do dung dịch không thể thu hồi hay xử lý hết.
  • Mạ vàng di - phương pháp mạ thủ công dùng bút phổ biến nhất, vừa mang tính kinh tế vừa đa dạng màu sắc. Phương pháp dùng dòng điện để nguyên tử vàng bám vào âm cực. Kỹ thuật mạ bút giúp người thợ mạ các màu sắc khác nhau nhưng chi phí nhân công nhiều do mạ lâu. Độ bóng và đồng đều không cao.
  • Mạ vàng bể nhúng: được thực hiện thông qua dòng điện và trong dung dịch chứa vàng. Phương pháp này rất kinh tế, dễ thực hiện, vàng bám đều nhưng chỉ phù hợp với xưởng quy mô lớn, số lượng nhiều. Trên bề mặt sản phẩm chỉ có một gam màu vàng duy nhất không tăng được tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Lớp mạ vàng độ dày lớn thì càng được bảo vệ

3. Kỹ thuật mạ vàng với lớp sơn bảo vệ

Công đoạn cuối cùng là lớp sơn 2k- đây là chiếc áo bảo vệ ngoài cùng của bề mặt mạ vàng. Lớp sơn để đảm bảo trường hợp va chạm mạnh sẽ bị vỡ cục bộ tại chỗ đó không chạm tới lớp vàng và chân lớp sơn. Không có hiện tượng bóc lớp sơn theo mảng. Đồ đồng Lê Gia áp dụng công nghệ mới đảm bảo độ bền cho sản phẩm theo thời gian.

Trên đây là quy trình mạ vàng tại Đồ đồng Lê Gia dành cho các sản phẩm tượng đồng. Mời các bạn đặt mua các sản phẩm của đồ đồng Lê Gia để có những sản phẩm mạ vàng chất lượng nhất.

>> Tham khảo 55+ mẫu tranh đồng mạ vàng phong thủy

>> Tham khảo 21+ mẫu tranh chữ đồng phủ vàng phong thủy

>> Tham khảo Mẫu trống đồng dát vàng phong thủy

>> Tham khảo Mẫu trống đồng quà tặng mạ vàng tinh xảo

>> Tham khảo Mẫu tượng đồng Trần Hưng Đạo mạ vàng tinh xảo

Bạn đang xem: Kỹ thuật mạ vàng và những điều cần biết
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy