Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC

Chữ Phúc thường xuất hiện trong lời chúc của mỗi người mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trong cuộc sống, người ta cũng thường chúc nhau “Phúc lộc mãn đường” - “Phúc lộc đầy nhà". Vậy ý nghĩa của chữ Phúc trong đời sống hiện nay là gì? Treo tranh chữ Phúc trong nhà sẽ giúp gia chủ gia tăng vận khí ra sao? Cùng Đồ đồng Lê gia tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của chữ Phúc

Chữ Phúc nghĩa là:  Những sự tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命. [1] Cũng có nhiều sách nói: ngũ phúc: năm điều phúc đến nhà, là 富 phú, 貴 quý, 壽 thọ, 康 khang, 寧 ninh

Đây là một niềm ước mơ của người dân khi mùa xuân về. Nếu chiết tự chữ Phúc 福có thể thấy là toàn bộ ước mơ về một cuộc sống đủ đầy: Bên trái là bộ thị – ở đây có nghĩa là kêu cầu, mong muốn thể hiện ước mơ của con người). Bên phải gồm 3 bộ chữ: Bộ miên 宀 chỉ một mái nhà – (phải có nhà để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp). Dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng – (trong nhà phải có người, cả gia đình sum họp vui vẻ, tiếng nói cười rộn rã, không khí gia đình phải vui tươi đầm ấm). Dưới cùng là bộ điền 田 – (có nhà rồi phải có ruộng để cày cấy sinh sống. có ruộng, có đất đai là có tất cả. Như vậy chữ phúc 福 là một ước mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có ruộng để làm ăn sinh sống. Đó là ước mơ ngàn đời của những con người lao động, không mơ sự giàu sang, phú quý, mà chỉ ước mơ một cuộc sống giản dị tốt đẹp, bền lâu mãi mãi. Cuộc sống như thế chính là phúc – chỉ một chữ mà gợi lên cảnh sống yên bình, lương thiện, hiền hòa.

Cũng như câu đối, dán chữ “Phúc” cũng là một tập tục rất lâu đời trong dân gian. “Phúc” là một trong những chữ lâu đời nhất của Trung Quốc,chữ “Phúc” ngày nay, do bộ “lễ” ( 礻)  và 3 chữ “nhất” (一), “khẩu” (口), “điền”  (田) biểu hiện sự cầu mong của con người, sao cho có ruộng có vườn và một đời sống no đủ.

Chữ Phúc dễ tương đồng với chữ PHÚ 富nghĩa  là giàu có, của cải tiền bạc thừa thãi, dư dật. Trong” Luận Ngữ”( 論語):  “Nhiễm Hữu viết: Kí thứ hĩ, hựu hà gia yên? Viết: Phú chi” 冉有曰: 既庶矣, 又何加焉? 曰: 富之 (Tử Lộ 子路) Nhiễm Hữu hỏi: Dân đông rồi, phải làm gì thêm? (Khổng Tử) đáp: “Làm cho dân giàu.”

Tựu chung lại chữ Phúc (hay còn gọi là Phước) là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc.

Phong tục treo chữ Tranh chữ Phúc:

Phong tục treo chữ Phúc trong nhà có nguồn gốc từ nền văn hoá Trung Hoa xưa. Vào thời đó, mỗi khi Tết đến, xuân về người ta lại dán chữ Phúc lên cổng, lên tường hoặc cửa nhà, cửa phòng…

Tuy nhiên người Trung Hoa xưa lại treo chữ Phúc theo cách rất đặc biệt - đó là treo ngược. Vậy ý nghĩa của hành động này là gì?

Lý giải cho hành động này có thể được hiểu dưới 2 câu chuyện được truyền miệng như sau:

Câu truyện số 1: Đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên những cửa chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc.Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ Phúc treo ngược là chữ Phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ Phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó./.

Câu truyện số 2: Tương truyền rằng, xưa kia việc dán chữ Phúc ngược có liên quan tới Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Tết Nguyên Tiêu năm nọ, Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào để cải trang làm một người dân thường, đi dạo thị sát dân tình trên đường Nam Kinh. Khi đi dạo ông quan sát thấy người dân trong kinh thành, nhà nhà, người người đều cắt hoa giấy, đèn lồng, dán câu đối, cảnh tượng vui mừng, hoạt náo đó khiến vua rất vui. Nhưng khi đi qua vài dãy phố ông phát hiện ra trên cổng của một ngôi nhà có dán bức tranh của một người phụ nữ ngồi trên yên ngựa mà ôm trái dưa hấu lớn. Ông nhìn ngắm bức tranh và giận tím mặt vì cho rằng đây là bức tranh mang ý châm chọc xuất thân bần hàn của Mã Hoàng Hậu. Ông liền hạ lệnh cho lính dán một chữ Phúc lên cổng của nhà kia, như dấu hiệu nhận biết để hôm sau có biện pháp trừng trị. Nhưng ngay trong đêm đó, sự việc đã đến tai Mã Hoàng Hậu, bà nhanh chóng hạ lệnh cho tất cả các nhà trong thành phải dán một chữ Phúc trên cổng trước khi mặt trời mọc. Mọi người nhanh chóng làm theo mệnh lệnh của hoàng hậu, tuy nhiên trong lúc vội vã, một gia đình không biết chữ nghĩa đã dán ngược chữ Phúc trước cửa. Sáng hôm sau, vua phát hiện ra nhà nào trong thành cũng dán chữ Phúc, chỉ duy nhất có một gia đình dán chữ Phúc ngược. Giận cá chém thớt, vua lệnh cho quân lính tịch thu hết tất cả tài sản và bắt giữ người đã dán chữ Phúc ngược.

Hoàng Hậu thấy sự tình không tốt liền khéo léo góp lời với vua rằng :” Nhà người dân kia biết hôm nay có vua ngự giá tới chơi nên đã cố ý dán chữ Phúc ngược để tỏ ý tứ là Phúc đến” (ý hoàng hậu là chữ Phúc khi dán ngược sẽ được đọc là âm phúc đảo, nếu đọc liền sẽ thành phúc đáo, tức là vua chính là phúc, vua giá lâm thăm nhà gọi là phúc đến). Vua nghe thấy hài lòng, lại có đạo lý nên hạ lệnh thả người ngay lập tức.

Từ đó về sau để tưởng nhớ tới tấm lòng nhân từ của Mã Hoàng Hậu mà người dân cứ tới năm mới sẽ dán chữ Phúc ngược trước cổng nhà mình.

Ý nghĩa tâm linh của chữ Phúc

Chữ Phúc được người xưa và nay sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Theo các tài liệu nghiên cứu ghi lại,chữ Phúc được đưa vào văn chương, đồ trang trí, trong kiến trúc hay trên trang phục….Sự kết hợp từ có yếu tố Phúc nhằm ngụ ý chỉ sự vui vẻ, an lành, ấm no, hạnh phúc như : Phúc đức, hạnh phúc, diễm phúc……

Ý nghĩa của chữ Phúc trong kinh Phật

Phật giảng rằng: cứu một người phúc đẳng hà sa, ở đây có nghĩa là khi cứu một mạng người thì phúc đức sẽ tới với bạn nhiều tựa cát của sông vậy. Nhiều người mới ít tuổi mà đã mắc bệnh nặng, nhưng nhờ phúc của tổ tiên, ông cha bao đời làm việc thiện tích được nên con cháu khỏi bệnh, khỏe mạnh.

Theo quan điểm của Phật gia thì Phúc không phải là những thứ mà trời đất ban tặng, cũng không phải người khác trao tặng cho họ, mà Phúc là do họ tích từ nghiệp lực chiêu cảm của chính bản thân mình. Đó được gọi là tự tác tự thọ trong Phật giáo. Những việc làm tốt của mình có thể sẽ đem lại phúc cho bản thân mình, nhưng trái lại, nếu bản thân làm những việc xấu sẽ khiến cho phúc chẳng thể đến được, dẫu cho chúng ta có chăm chỉ cầu mong, khấn lễ.

Trong năm giới mà Phật giáo dạy thì: Giới không trộm cắp là việc có thể mang tới phúc báo cho người. Giới không sát sinh sẽ kéo dài tuổi thọ cho người, không nghiện ngập, tà dâm và không nói điều ác, do vậy mà để có được phúc-thọ thì cần giữ gìn năm giới của Phật giáo. Nếu làm tốt những điều Phật dạy thì phúc đức sẽ lâm môn, ngược lại nếu chúng ta không biết làm việc thiện thì dù có treo,dán chữ Phúc hàng nghìn lần cũng chỉ vô ích mà thôi.

Bởi vậy khi mỗi người tự tu được đức hạnh hoan hỉ thì thế giới này sẽ thật bình yên, an vui, hạnh phúc. Lúc này ngũ phúc lâm môn và mỗi người sẽ trở thành mỗi đóa hoa đẹp nơi trần gian tịnh độ, một đóa hoa làm thắm mùa xuân ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc.

Ý nghĩa của chữ Phúc trong phong thủy

Chữ Phúc ngày nay thường xuất hiện trong các bức tranh phong thuỷ với ý nghĩa những đều tốt lành sẽ đến với gia chủ. Trong phòng khách, phòng làm việc có thể đặt chữ Phúc để mong gia đinh luôn hoà thuận, sự nghiệp công danh được may mắn; Đặc biệt trong dịp Tết mọi người hay trưng tranh chữ Phúc với ngụ ý mong một năm vạn sự tốt lành.

Các sản phẩm tranh chữ Phúc thư pháp:

Thú chơi tranh ngày nay ngày một phát triển, bên cạnh chất liệu giấy truyền thống thì người nghệ sĩ thư pháp có thể thoả sức sáng tạo tác phẩm của mình trên các chất liệu khác như: tranh thêu, tranh khảm trai, tranh khắc gỗ, tranh đồng mạ vàng,... Trong đó, sản phẩm Tranh đồng chữ Phúc mạ vàng đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành món quà tặng cao cấp, thể hiện tấm lòng trân quý của người tặng vào những dịp quan trọng.

>> Tham khảo các mẫu tranh đồng chữ Phúc khác tại đây.

Cách trưng bày tranh chữ Phúc tại gia:

Tranh chữ Phúc là bức Tranh mang nhiều ý nghĩa tốt lành, gia tăng tài lộc cho chủ nhân chính vì vậy mà nên treo tranh ở những chỗ cao ráo, trang trọng, tránh những nơi ẩm mốc như nhà bếp, cạnh nhà vệ sinh.

Tranh chữ Phúc cũng có thể trưng bày tại phòng làm việc để cầu phúc quanh năm, công danh thăng tiến, suôn sẻ, gia đình mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc.

Những dịp thích hợp để tặng tranh chữ Phúc:

Với những ý nghĩa phong thuỷ của tranh thì tranh chữ Phúc thích hợp làm quà tặng cho đối tác, doanh nghiệp, người thân vào những dịp quan trọng như đầu năm mới, tân gia,v..v. Món quà sẽ như gửi gắm lời chúc tốt lành đến gia chủ luôn được may mắn, phúc đức luôn đủ đầy;

Bạn đang xem: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy