Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VÀNG SỬ DỤNG TRONG CHẾ TÁC SẢN PHẨM ĐỒNG MỸ NGHỆ

Trong chế tác sản phẩm đồng mỹ nghệ thì vàng là chất liệu khá phổ biến. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vàng với các tên gọi như vàng 18k, vàng 24k, vàng 9999… Vậy điểm khác biệt của các chất liệu vàng này là gì? Sự khác biệt đó sẽ đem lại giá trị cho sản phẩm như thế nào? Điều này sẽ được làm rõ thông qua bài viết dưới đây;

  1. Nguồn gốc tên gọi vàng 18k, vàng 24k, vàng 9999:

Đầu tiên, để hiểu được những khái niệm này thì người đọc cần nắm rõ ký hiệu "K" trong loạt định nghĩa này. Hiểu đơn giản thì "K" chính là ký hiệu của Karat (đơn vị tính độ tinh khiết của vàng). Trong đó, tuổi vàng sẽ được xác định dựa trên thang từ 1 - 24.Ta có công thức tính độ tinh khiết của vàng: Lấy số K/24 x 100%

Thực tế, trên thị trường hiện nay có 2 loại vàng chính là vàng 18K và 24K (hay còn được hiểu là vàng 9999)

- Vàng 18K sẽ có độ tinh khiết là: 18/24 x 100% = 0.75 x 100% = 75 (nghĩa là có 75% vàng nguyên chất trong sản phẩm). Mặt khác, 25% còn lại sẽ chứa các hợp chất như đồng, bạc hoặc hợp kim khác. Loại vàng này thường được sử dụng nhiều để chế tác trang sức với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng.

- Vàng 24K, ở nhiều địa phương gọi là vàng ròng thì có độ tinh khiết gần như đạt 99,9%. Loại vàng này thường có đặc tính mềm, có được sử dụng làm trang sức nhưng rất khó để làm đa dạng mẫu mã, kiểu dáng bởi chúng rất khó để gắn đá quý hay đánh bóng.

  1. Cách phân biệt vàng 18k, vàng 24k, vàng 9999:

Rất nhiều người thường nhầm lẫn các chất liệu vàng này khi chọn mua sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ. Vậy các thức đơn giản và chính xác để phân biệt các loại vàng này là gì?

Màu sắc:

Điểm dễ nhận thấy nhất khi phân biệt các chất liệu vàng là qua màu sắc của sản phẩm.Vì hàm lượng vàng nguyên chất lớn nên vàng 24k thường có màu ánh kim đậm. Trong khi đó, vàng 18k lại có màu tươi sáng hơn. Tuy nhiên, trên thị trường cung cấp vàng rộng lớn như hiện nay thì người mua nên nhờ đến những người có trình độ chuyên môn để nhận biết và phân biệt để có đáp án chính xác nhất.

            Độ bền:

Vàng là kim loại ít bị oxy hóa, do vậy những vật dụng, đồ trang sức được làm từ vàng nguyên chất nhiều hơn sẽ có độ bền lâu hơn. Hay nói cách khác, vàng 24k sẽ có độ bền cao hơn so với vàng 18k.

            Cách nhận biết, đo lường tuổi vàng:

Thực tế, nhiều người còn gọi vàng theo số tuổi. Điển hình như vàng 18k (hàm lượng vàng nguyên chất chiếm 75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi.

- Vàng 24K, vàng 9999 (Hàm lượng 99,9%) gọi là vàng 10 tuổi

- Vàng 24K (Hàm lượng 90%) gọi là vàng 9 tuổi

- Vàng 18K (Hàm lượng 75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi.

- Vàng 18K (Hàm lượng 70%) thường được gọi là vàng 7 tuổi.

- Vàng 14K (Hàm lượng 58,3%) gọi là vàng 6 tuổi

- Vàng 10K (Hàm lượng 24 %) gọi là vàng 2 tuổi rưỡi

Xem thêm một số sản phẩm sử dụng chất liệu vàng 18k, 24k, vàng 9999,...

  1. Các công nghệ sử dụng để chế tác sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ bằng vàng:

Để chế tác nên một sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ cao thì bên cạnh việc lựa chọn chất liệu vàng phù hợp thì các công nghệ để hoàn thiện sản phẩm cũng là điều mà các nghệ nhân của thương hiệu Đồ đồng Lê gia chú trọng. Người tiêu dùng thường quen với khái niệm mạ vàng hoặc dát vàng sản phẩm? Vậy 2 công nghệ này có gì khác biệt?

Đối với sản phẩm đồ đồng mạ vàng, các công nghệ mạ vàng hiện nay chủ yếu sử dụng là mạ nano và mạ điện phân.

            Công nghệ mạ vàng nano:

Công nghệ mạ vàng Nano hay còn được gọi là phun mạ nano, là một loại công nghệ phun mạ vàng cùng hóa chất mạ nano hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật cao, khác hoàn toàn so với công nghệ mạ vàng truyền thống hay sử dụng trước kia. Với công nghệ mạ nano mới này, các vật dụng như bể mạ, các loại kim loại nặng, sẽ không cần dùng đến, đồng thời, các chất thải như nước, rác, cặn bã sẽ không còn.

Với công nghệ xi mạ nano mới này có thể áp dụng cho các loại chất liệu khác nhau như gỗ, đá, mạ vàng lên nhựa, … mà không bị giới hạn bởi kích thước hay vị trí. Kỹ thuật mạ này dùng chủ yếu trong việc sản xuất gia công những đồ vật có kích thước lớn, khó tháo rời như mạ kiến trúc, nhà,… một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ưu điểm vượt trội của công nghệ phun mạ nano không chỉ đơn giản mà còn đảm bảo an toàn, chất lượng lớp mạ cực kì mỏng mà bền lâu, lại có thể sử dụng màu sắc tùy ý như nàu vàng, màu bạc, màu đồng, crom… Tuy nhiên, cần lưu ý những đồ vật mạ vàng Nano không phải mạ vàng thật hay mạ vàng 24K.

Các sản phẩm đồ đồng mạ - dát vàng cao cấp sẽ không sử dụng công nghệ mạ vàng nano.

            Công nghệ mạ vàng điện phân:

Đây là công nghệ dùng để chế tác những sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ cao cấp, với chất liệu vàng chủ yếu là 24k.

Kỹ thuật mạ điện phân là tên gọi của quá trình điện hóa phủ lớp kim loại lên một vật. Công nghệ mạ điện phân được thực hiện trong bể dung dịch chứa vàng và thông qua dòng điện dựa trên nguyên tắc điện hoá: dùng dòng điện để các nguyên tử vàng bám vào âm cực (sản phẩm cần mạ). Phương pháp này giúp vàng bám đều trên bề mặt, mang lại độ bóng đẹp cao cho sản phẩm.

Tùy theo nhu cầu, chi phí, độ thẩm mỹ của sản phẩm mà khách hàng lựa chọn công nghệ mạ vàng phù hợp. Lựa chọn lớp mạ vàng có độ dày càng lớn, sản phẩm càng được bảo vệ khỏi những tác động từ bên ngoài và thời gian.

            Công nghệ dát vàng:

Dát vàng là một hình thức hoặc cũng có thể nói là một công nghệ làm ra những lát vàng mỏng, rất mỏng dát lên bất kỳ một sản phẩm, đồ vật nào mà con người mong muốn. Toàn bộ quá trình dát phải được người thợ gia công thực hiện thủ công bằng tay một cách cẩn thận và tỉ mỉ.

Tuỳ nhu cầu và tài chính của cá nhân mà có thể lựa chọn những chất liệu vàng khác nhau khi chế tác sản phẩm mỹ nghệ. Ưu điểm chính của công nghệ này là làm cho các đồ vật sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn, sang trọng hơn. Các sản phẩm được dát vàng cũng giữ được độ bền theo thời gian. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện công nghệ này lên các sản phẩm mỹ nghệ tương đối lớn, do vậy từ xưa thì chỉ những quý tộc phương Tây mới sử dụng công nghệ này trong trang trí đồ nội thất tại gia.

  1. Phân biệt công nghệ mạ vàng và dát vàng:

Nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau, dẫn đến có những đánh giá sai về giá trị của sản phẩm sử dụng 2 công nghệ này.

Điểm chung duy nhất của 2 công nghệ là đều dùng chất liệu bằng vàng để xử lý lên sản phẩm, tuy nhiên cần làm rõ những điểm khác biệt như sau:

Dát vàng là biến vàng khối thành những lát vàng mỏng sau đó dát từng miếng lên đồ vật. Quá trình dát vàng phải được thực hiện thủ công còn mạ vàng tuy cũng dùng nguyên liệu vàng người ta lại phủ lên một lớp vàng rất mịn trên bề mặt sản phẩm, đa phần đều dùng quá trình phun xịt không làm thủ công như dát.

Mạ vàng do phun phủ lên bề mặt cho nên dễ thực hiện hơn, ít tốn kém nguyên liệu vàng nhưng một thời gian sau khi dùng thì lớp phun đó bị biến mất còn đối với mạ vàng thì da dát từng lát mỏng lên thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ thủ công. Vàng mạ rất hạn chế phai màu hoặc không phai chỉ khi bị mài mòn mới lộ lớp chất liệu sản phẩm bên trong.

Trên thị trường hiện nay các sản phẩm đồ đồng bằng vàng đang ngày một da dạng và phong phú cả về hình dáng và chủng loại. Tuy nhiên, cần hiểu rõ từng công nghệ chế tác vàng sẽ giúp bạn lựa chọn và đánh giá đúng giá trị của từng sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ bằng vàng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.

>> Tham khảo các mẫu tranh đồng mạ - dát vàng cao cấp tại đây.

 

Bạn đang xem: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VÀNG SỬ DỤNG TRONG CHẾ TÁC SẢN PHẨM ĐỒNG MỸ NGHỆ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy