-
- Tổng tiền thanh toán:
TÌM HIỂU CÁC NGHI THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp truyền thống của người Việt. Tín ngưỡng này còn được gọi là Đạo ông Bà hay Đạo Hiếu, thờ cúng người đã khuất. Có thể nói, với người Việt thì phong tục này trở thành một lễ nghi quan trọng. Gần như không có gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên, ít nhất cũng phải có bát hương trong nhà. Đó là sự tưởng nhớ người thân đã khuất và cũng là sự thành kính tới tiên tổ. Bài viết dưới đây, Lê Gia xin được giới thiệu đến quý khách hàng về nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt.
1. Về ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên
Không giống như Phật Giáo hay các tín ngưỡng tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất bình dị và mang tính thực tiễn. Cũng không mang tính cực đoan của các tôn giáo khác. Do vậy, thờ tổ tiên được thế tục hóa và trở thành một nếp sống, một phong tục đã ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức mỗi người Việt.
Bà bế cháu thắp hương là nét đẹp trong văn hóa thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa dăn dạy con cháu và hiếu kính bậc sinh thành
Thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là cách mà các thế hệ trước nêu gương cho các thế hệ sau. Vừa là sự hiếu kính với các bậc sinh thành vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cho con cháu.
Vì thế, khi thực hành tín ngưỡng, con người sẽ nêu lên nguyên vọng, cầu xin được che chở, phù trợ cho bình yên và suôn sẻ. Chưa ai khẳng định được tính hiệu quả của việc cầu xin, nhưng ý nghĩa về mặt tinh thần là vô cùng to lớn. Khi cầu xin tổ tiên che chở, phù hộ, mỗi người sẽ tự thấy vô cùng thanh thản về mặt tâm linh. Có thể nói, đó là điểm tựa tinh thần to lớn cho cuộc sống.
Người Việt quan niệm, người chết sẽ đi đến một nơi là “âm phủ’’, nơi này khiến con người thêm sợ hãi. Vì thế, việc con cháu thờ cúng tổ tiên ngoài sự thành kính, nhớ ơn, còn mang ý nghĩa, không để tổ tiên trở thành quỷ đói.
Thông qua việc thờ cúng, con cháu sẽ thấy linh hồn người đã khuất như luôn bên cạnh con cháu. Mách bảo và giúp đỡ con cháu có một cuộc sống thuận hòa.
Mong muốn bình dị và niềm tin, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng không thể thiếu. Một tín ngưỡng dân gian từ xa xưa phù hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn’’ của dân tộc.
>> Tham khảo Các mẫu bộ đồ thờ bằng đồng .
>> Tham khảo 22+ mẫu tranh đồng treo phòng thờ cho không gian nhà bạn.
2. Những nghi thức bắt buộc khi thờ cúng tổ tiên
Khi thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên, tuy không có những quy định chính thức nhưng có một số nguyên tắc gia chủ cần tuân theo. Ví dụ nguyên tắc "Đông bình tây quả” nghĩa là bên phải là bình hoa, bên trái là trái cây. Nguyên tắc sắp xếp di ảnh là “Nam tả nữ hữu”. Trong thờ cúng tổ tiên có nhiều nghi thức bắt buộc như sau
2.1. Nghi lễ cúng
Lễ cúng được thiện hiện khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1, gia chủ bày lễ vật lên bàn thờ và thắp hương thắp đèn, đốt nến. Có thể khấn, vái hoặc lạy để tỏ lòng biết ơn tổ tiên và xin tổ tiên phù hộ.
2.2. Nghi lễ khấn
Người khấn thường nói thầm với tổ tiên nhưng đầy đủ thông tin với, ngày/tháng/năm, nơi ở. Tấu với tổ tiên về mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên các thành viên trong gia đình, điều muốn cầu xin và lời hứa. Thông qua lời khấn gửi tới tổ tiên những mong cầu của gia đình. Gia đình cẩn thận có thể khấn theo bài, được ghi lại. Có gia đình đơn giản hơn thì nghĩ gì tâu đó, chủ yếu là lòng thành kính
2.3. Nghi lễ Vái
Sau khi cầu xin tiên tổ, cần phải vái lạy với tổ tiên. Lưu ý, thực hiện thao tác vái như sau: Khi vái chắp hai bàn tay để trước ngực, sau đó đưa tay lên ngang đầu. Hơi cúi đầu, khom lưng xuống rồi ngẩng lẽn. Đưa hai bàn tay lên xuống theo nhịp, thường vái 2, 3, 4, hay 5 vái.
2.4. Nghi lễ Lạy
Là bày tỏ sự tôn kính với người quá cố. Lạy và vái thường đi cùng nhau. Có thể lạy 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy hoặc 5 lạy. Lạy bao nhiêu lạy mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể là:
Lạy 2 lạy và vái 2 vái | Chỉ sử dụng khi cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, người lạy là em, con cháu, hàng con em của người quá cố nên lạy 2 lạy. |
Lạy 3 lạy và vái 3 vái | Thường sử dụng khi đi lễ Phật, lạy 3 lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. |
Lạy 4 lạy và vái 4 vái | Sử dụng khi cúng người quá cố, cúng ông bà, cha mẹ và thánh thản |
Lạy 5 lạy và vái 5 vái | Người xưa để lạy Vua, nay sử dụng trong lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch. |
3. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Lê Gia về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hy vọng những thông tin cung cấp cho các bạn ở trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc hiểu và thực thi nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn.