Tượng Sát Hải Đại Thần cỡ nhỏ chế tác theo yêu cầu | Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp
Còn hàng

Tượng Sát Hải Đại Thần cỡ nhỏ chế tác theo yêu cầu

Tư Vấn Hỗ Trợ
Mã sản phẩm: (Đang cập nhật...) Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp
Thương hiệu: Đồ Đồng Lê Gia
Đánh giá
Tình trạng: Sản phẩm đặt hàng
Liên hệ
Mô tả

Sát Hải Đại Thần hay Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn là người có công lao to lớn đối với dân tộc. Ngài được xem là vị thần vùng sông biển của Việt Nam, được thờ ở khắp các cửa biển từ miền bắc vào tận nam trung bộ. Tại xứ Nghệ, Ngài là một trong hai vị nhân thần nổi tiếng linh thiêng và được nhân dân lập đền thờ phụng ở nhiều nơi nhất...

Tượng Sát Hải Đại Thần cỡ nhỏ chế tác theo yêu cầu của khách hàng bằng chất liệu Đồng đỏ hun nâu với Quy cách Đúc thủ công khuôn đất. Tượng cao 38cm và nặng khoảng 19kg. Bức tượng Sát Hải Đại Vương được các nghệ nhân lành nghề của thương hiệu Đồ đồng Legia chế tác một cách tỉ mỉ nhằm khắc họa được đường nét vị danh nhân của dân tộc một cách tinh xảo, giữ được nét uy nghiêm, vị thế.

Với những công lao to lớn của Ngài, nhân dân ngày nay đã đúc tượng Sát Hải Đại Vương để thờ tại gia hoặc tại các đình, chùa để thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc đối với đấng anh hùng, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và truyền thống uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước,

Thông tin sản phẩm

  • Tên sản phẩm: Tượng Sát Hải Đại Thần cỡ nhỏ chế tác theo yêu cầu
  • Chất liệu: Đồng đỏ hun nâu
  • Kích thước: cao 38 cm
  • Quy cách: Đúc thủ công khuôn đất

Đôi nét về Sát Hải Đại Thần:

Sát Hải Đại Vương là một nhân vật lịch sử được quốc sử ghi chép rõ ràng. Quê gốc của Ngài ở xã Vạn Phần, phủ Diễn Châu (nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu) có cửa Vạn là nơi sông Bùng đổ ra biển. Xung quanh thân thế và sự nghiệp của Ngài có rất nhiều huyền thoại, đều gặp nhau ở một điểm, mẹ Ngài là người trần, còn cha thì không thấy có tài liệu nào đề cập đến? Ngài ra đời là kết quả của việc giao hòa giữa mẹ và tinh khí của Thủy phủ. Theo sự tích lưu truyền từ người dân vùng biển huyện Diễn Châu cũng như gia phả họ Hoàng ở làng Vạn Tràng thì vào thời vua Trần Thái Tông, ở làng Vạn Phần (nay là nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) có hai vợ chồng là ông Hoàng Quý Công và bà Trương Thị Hoa. Một buổi sáng sớm, bà Hoa ra sông gánh nước thì thấy hai con trâu vàng ở dưới sông nhảy lên đánh nhau dữ dội rồi cứ tiến về phía mình.

Bà cầm đòn gánh đánh đuổi trâu, hai con trâu liền xuống nước rồi biến mất. Bà Hoa nhìn đầu đòn gánh thấy còn dính lông trâu vàng thì cho vào dải yếm cất đi (cũng có sự tích nói rằng lông trâu rơi xuống thùng nước rồi bà uống phải). Không lâu sau bà Hoa thấy khác lạ trong người rồi có mang. Ngày mãn nguyệt khai hoa, ánh hào quang bỗng tỏa sáng khắp nhà, một đứa bé khôi ngô tuấn tú, gương mặt hồng hào ra đời, được đặt tên là Hoàng Tá Thốn. Đó là ngày 16-6 năm Giáp Dần (1254).

Thuở nhỏ, Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người và sớm được đi học. Nhưng Hoàng Tá Thốn chỉ thích võ nghệ nên cha mẹ cũng chiều lòng và ở tuổi thanh niên đã nổi tiếng là người khỏe, võ nghệ cao cường. Đặc biệt, ông có tài bơi lội, lặn lâu dưới nước.

Lớn lên khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, Hoàng Tá Thốn rời quê hương sung vào đội bộ binh. Sau một thời gian, viên tướng chỉ huy thấy ông thông minh, lắm cơ mưu với tài bơi lội đặc biệt nên đã tiến cử lên Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Hưng Đạo Vương bổ sung Hoàng Tá Thốn vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần. Ở đây, ông và các chiến hữu đã được huấn luyện đầy đủ, nhất là kỹ, chiến thuật trong đội thợ lặn. Sau đó, ông lại được cho làm Nội thư gia, giúp việc binh thư cho Trần Hưng Đạo.

Tương truyền rằng, ông đã cùng các chiến hữu với chiến thuật lặn xuống sông đục thuyền địch làm cho thủy binh của quân Nguyên vô cùng khốn đốn, đặc biệt là trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Theo lịch sử: Sáng 9-4-1288 (tức mồng 8 tháng Ba năm Mậu Tý), khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng, nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến rồi giả thua chạy dẫn địch vào sâu bên trong sông Bạch Đằng… Cùng với các cánh quân khác, đạo thủy binh của Hoàng Tá Thốn mai phục từ trước đổ ra xung trận và đã gây cho địch những thiệt hại to lớn, đặc biệt là đánh đắm hàng chục thuyền giặc, trong đó có thuyền chủ tướng và góp công bắt sống Ô Mã Nhi. Trận Bạch Đằng lịch sử kết thúc, quân nhà Trần đại thắng. Đoàn thuyền hơn 600 chiếc của quân Nguyên Mông bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ... bị bắt sống. Quân và dân Đại Việt còn thu được hơn 400 chiến thuyền.

Trên đường khải hoàn, Hoàng Tá Thốn đã được đức vua Trần Nhân Tông gặp và có thơ khen ngợi. Được gặp nhà vua trên đường trở về đã là diễm phúc lớn của kẻ bầy tôi. Lại được nhà vua đề thơ khen ngợi thì quả là cái ơn quá lớn. Để bái tạ hồng ân của đức vua, tướng quân đã làm thơ đáp lễ.

Để tránh hận thù giữa hai nước, tháng 2 năm Kỷ Sửu (1289), Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trình nhà vua kế hoạch trao trả tù binh, tức là cho Ô Mã Nhi và đội quân Nguyên chiến bại về nước. Một lần nữa, tướng quân Hoàng Tá Thốn lại được giao thực thi nhiệm vụ quan trọng này.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhà vua ban tước Sát Hải Đại vương, tước Minh Tự cho ông và cấp đất cho lập trang trại. Hoàng Tá Thốn đã chọn xứ Thiên Bồng, tức là vùng đất làng Vạn Tràng, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay.

Quân dân nhà Trần đại thắng, quân Nguyên bị đuổi ra khỏi bờ cõi, Hoàng Tá Thốn lại được triều đình nhà Trần bổ làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, ông đã tổ chức các đồn trại ven biển thường xuyên tuần tra canh phòng và đã kịp thời tiêu diệt nhiều đám giặc biển. Những lần quân Chiêm Thành sang quấy rối hải phận nước ta, cướp bóc một số địa phương ven biển ở phía Nam, Hoàng Tá Thốn đã đem quân đánh dẹp. Quân nhà Trần tiến đến đâu, giặc Chiêm Thành tan vỡ đến đó. Kết thúc các cuộc chiến, ông được triều đình cho hưởng lộc hai miền Thuận, Quảng.

Những năm cuối đời, do tuổi cao, Hoàng Tá Thốn được triệu về kinh để làm việc ở Nội gia thư. Một lần đi tuần thú đường biển từ Bắc vào Nam, đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, do tuổi già sức yếu, ông lâm bệnh và mất. Đó là ngày 15-3 năm Kỷ Mão (1339), hưởng thọ 85 tuổi.

Hiện nay, tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh (Nghệ An) có một con đường mang tên Hoàng Tá Thốn và ở huyện Yên Thành cũng có ngôi trường mang tên ông

Đúc tượng đồng theo yêu cầu ở đâu uy tín:

Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở đúc tượng đồng. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng đảm bảo được các yếu tố về: CHẤT LƯỢNG - NGUYÊN LIỆU CHUẨN - GIÁ CẢ HỢP LÝ. Đồ đồng Lê Gia luôn hướng đến sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. Sản phẩm trước khi được bàn giao quý khách hàng sẽ được chúng tôi kiểm định lại kĩ lưỡng chất lượng. Do vậy, quý khách sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm nhận được đúng yêu cầu.

Chúng tôi nhận chế tác và gia công các mẫu có sẵn hoặc theo yêu cầu đặc thù của khách hàng. Bạn có thể dễ dàng đặt hàng trực tuyến thông qua website, facebook, hoặc có thể đến trực tiếp showroom tại Hà Nội tại địa chỉ: 641 Giải Phóng - Giáp Bát - Hà Nội.

Để được tư vấn kỹ hơn về thông tin sản phẩm hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc đặt hàng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0984.030.989 - 0984.097.970.

Hình ảnh sản phẩm:

Giới thiệu

Đồ Đồng Đông Sơn - thương hiệu của Đồ đồng Lê Gia là tiền thân là một xưởng đúc đồng tại làng nghề đúc đồng Đông Sơn nổi tiếng, nay thuộc Làng Trà Đông, Xã Thiệu Trung, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây còn là nơi có đền thờ tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không.

Xưởng sản xuất trống đồng từ nhỏ đến lớn

Đồ Đồng Đông Sơn là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng thủ công đồng mỹ nghệ cao cấp. Chúng tôi luôn khắt khe và kiểm duyệt từng sản phẩm trước khi tới tay khách hàng nhằm đem tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, thẩm mỹ, tinh xảo đến từng chi tiết. Chúng tôi chuyên sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ đồng cao cấp gồm: Trống đồng - Mặt trống đồng, tranh đồng, tượng đồng, đồ thờ, đồ đồng phong thủy, quà biếu tặng ... Mặt khác, để đáp ưng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết kế, thi công các công trình từ đường, nhà thờ họ, cải tạo đình chùa miếu mạo, các công trình tượng đài…

Với mong muốn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cao cấp nhất cho Quý Khách hàng, Lê Gia cho ra mắt thương hiệu Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp - ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN

Xưởng đắp tạo mẫu bằng đất sét, tạo khuôn để đúc ra đồng hoặc chất liệu thạch cao, xi măng hoặc nhựa composite

Đến với chúng tôi, khác hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá thành tương xứng với giá trị sản phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng là động lực cho Lê Gia luôn nỗ lực, phấn đấu và phát triển không ngừng. Với bộ máy và quy trình làm việc chuyên nghiệp, có tâm với nghề, chúng tôi ngày càng tạo dựng được thương hiệu Lê Gia vững mạnh, một thương hiệu chiếm trọn được niềm tin của khách hàng. Chúng tôi luôn tin rằng mọi cố gắng trong công việc theo 3 chữ TÂM, TÀI, ĐỨC sẽ mang lại thành quả xứng đáng, đồng thời cũng là chìa khóa vàng dẫn lối đến thành công.

Xưởng đúc đồng và xưởng làm nguội

Xưởng chế tác tranh đồng thủ công

Bằng lòng yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc, toàn thể cán bộ nhân viên Lê Gia quyết tâm không ngừng trau dồi tri thức, không ngừng sáng tạo nhằm tạo ra những công trình, những sản phẩm đẹp nhất, chất lượng nhất, gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa Việt Nam và quảng bá cho bạn bè thế giới. Đây cũng chính là những GIÁ TRỊ nhân văn mà công ty luôn cam kết thực hiện vì lợi ích và niềm tin của khách hàng, cũng như đưa công ty trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực mà công ty tham gia hoạt động.

>> Tham khảo Quy trình chế tác tranh đồng và những điều bạn chưa biết.

>> Tham khảo Quy trình chế tác tượng đồng và những điều bạn chưa biết.

>> Tham khảo Quy trình chế tác trống đồng và những điều bạn chưa biết.

 

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy