Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

12 Hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca- Sự tích Phật Giáo

Phật giáo Đại Thừa ghi nhận, chúng ta đang được sống trong thời Hiền Kiếp. Thời này, một nghìn Đức Phật dẫn dắt chúng sinh đến sự giải thoát. Trong Hiền Kiếp Cát Tường này, ba Đức Phật quá khứ đã thị hiện và ta đang được sống ở thời Đức Phật thứ tư, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các sự kiện trong đời Đức Phật Thích Ca được mô tả theo “Mười hai công hạnh trong cuộc đời Đức Phật”. Việc suy niệm và tán thán 12 công hạnh giác ngộ của Ngài hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì tu tập theo con đường Ngài đã dạy, đạt được giác ngộ tức thời và tự thân chứng ngộ. 12 hạnh nguyện đó là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Đồ đồng Lê Gia.

Tam Thánh Tây phương (Phật A di đà, Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát) cùng chư Phật phóng quang tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực lạc Tây phương

1. Lời nguyện sinh vào thế giới Sa bà và dẫn chúng sinh thoát khỏi vô minh

Bồ Tát Hộ Minh là tiền sinh của Đức Phật, qua nhiều kiếp tu hành, Ngài làm chủ Nội Viện tại cung trời Đâu Suất. Cõi trời này được sống trong hỷ lạc, vật chất đầy đủ nên gọi là Hỷ lạc thiên. Từ cõi trời, Bồ Tát thấy rõ đen tối đang nhấn chìm loài người, suy thoái về tâm linh nên Ngài phát nguyện tái sinh ở hình tướng loài người và giải thoát chúng sinh khỏi trầm luân.

2. Về giấc mơ của Hoàng Hậu Ma Da

Đức Phật đã lựa nơi chốn, thời điểm, gia tộc đản sinh của mình, đó là hoàng tộc vua Tịnh Phạn, nước Ca Tỳ La Vệ, trong bào thai của hoàng hậu Ma Da thuộc dòng tộc Thích Ca. Hoàng hậu có đủ phẩm tính trở thành thân mẫu của đức Phật. Sắc đẹp hoàn hảo, là người duy nhất được chọn để đức Phật nhập thai. Một cung điện bằng ngọc quý được kiến trúc trong bụng của Hoàng hậu để Bồ Tát không bị vấy bẩn trong 10 tháng trụ thai.

Quốc vương và Hoàng hậu dòng dõi quyền quý, hoàng tộc được kính trọng, trợ duyên cho quá trình giải phóng tâm linh của con người.

3. Đức Phật được sinh ra

Truyền thuyết kể rằng Đức Phật sinh ra từ hông phải của Hoàng hậu, vừa sinh ra, Ngài đã bước đi bảy bước. Mỗi bước hóa hiện một đóa sen bừng nở. Hoàng hậu mang thai 10 tháng không đau đớn nào, tập tục của Ấn Độ thời đó, phụ nữ sắp sinh trở về quê mẹ để được mẹ ruột chăm sóc. Trên đường về, qua một khu vườn nhiều hoa thơm, trái ngọt, Hoàng hậu muốn nghỉ, bước xuống kiệu, vịn tay vào cành hoa nở rộ thì Thái tử đản sinh bên hông phải của Hoàng hậu. Tư thế ấy là nguồn gốc của tiến trình giải thoát và giác ngộ.

4. Niên thiếu tài năng xuất chúng, văn võ song toàn

Sinh Thái Tử được bảy ngày, Hoàng hậu băng hà, Quốc vương giao Thái Tử cho em gái ruột của Hoàng hậu là kế mẫu nuôi dưỡng. Cùng với 32 thị nữ chăm sóc Thái tử: tám người cho bú mớm, tám người bế bồng, tám người tắm và tám người chơi với Thái tử.

Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi dạy tốt nhất và an toàn nhất. Thầy giáo giỏi nhất nước được mời đến để dạy và Ngài nhanh chóng lĩnh hội, thông thạo võ thuật và chiến thắng trong các cuộc thi. Thái tử giỏi về đua ngựa và bắn cung, được nuôi dạy để trở thành vị vua anh minh, xuất chúng.

5. Thái tử ứng xử khéo léo

Đảm đương công việc trị vì đất nước, Thái tử là một người anh minh, hậu thuẫn Ngài là hàng trăm hoàng hậu và thị nữ. Ngài tham mưu cho vua cha các công việc triều chính.

6. Bốn cuộc gặp gỡ Thái Tử thấy

Được tiên tri, Thái tử sẽ bỏ cung điện và xuất gia, quốc vương luôn cố gắng không để Thái tử biết cuộc sống khốn khổ bên ngoài cổng thành. Ngăn cấm đưa vào cung bất cứ điều gì gây phiền muộn Thái tử. Nhưng rồi 1 ngày, Thái tử ngồi xe ngựa ra ngoài hoàng cung, Ngài gặp ông lão với những biểu hiện của tuổi già. Ngài vô cùng sửng sốt, vô cùng xúc động khi nghe đến tuổi già.

Cuộc gặp gỡ thứ 2 và thứ 3 là một người bệnh và một người ốm. Cuộc gặp gỡ thứ tư là một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, mong đạt được sự an lạc và giải thoát tột cùng.

7. Xa lìa cuộc sống trần thế

Quyết tâm xuất gia để đi tìm con đường chấm dứt mọi khổ đau, thái tử thỉnh cầu vua cha cho phép rời hoàng cung. Vua kinh hoàng và thuyết phục Thái nhưng rồi Đức vua đành chấp nhận để cho hoàng tử ra đi.

8. Sáu năm tu khổ hạnh

Thái tử tìm được một khoảng đất đẹp và mát, có con sông chạy qua giữa bờ cát trắng, 6 năm ròng khổ hạnh ép xác, Thái tử gầy khô như bộ xương, sức khỏe giảm sút đến không còn đi vững. 2 năm đầu, mỗi ngày Ngài ăn một hạt mè và uống 1 giọt nước.

Tất cả nỗ lực chỉ là vô vọng, cơ thể Ngài vẫn kêu gào đáp ứng nhu cầu vật chất tầm thường. Ngài càng cẩn trọng hơn, kiên trì khổ hạnh nhưng Ngài thấy rõ, ép xác không phải là con đường cứu khổ và thoát khổ. Ngài xuống tắm dưới dòng sông Ni Liên, thọ bát cháo sữa của thôn nữ Tu Xà Đa (Sujata) cúng dường. Sức khỏe dần hồi phục và tráng kiện như xưa.

Thái tử tiến về phía cây Bồ đề, phát nguyện không chứng được vô thượng chính đẳng chính giác, thì không bao giờ đứng dậy.

9. Chiến thắng Ma vương

Nghe phát nguyện của Thái tử, Ma Vương vô cùng khiếp sợ và tức giận. Cử ba cô gái xinh đẹp đến múa hát để phá nhiễu Đức Phật. Đức Phật không hề xao nhãng, vẫn ngồi bất động. Ma vương dùng kế tạo ra sự sợ hãi trong tâm với đội quân dữ tợn, hung bạo tìm cách tấn công Đức Phật, Ngài vẫn ngồi an nhiên, không nao núng. Ma vương đành rút lui, chướng ngại cuối cùng trên con đường giác ngộ đã được dọn sạch.

10. Đức Phật chuyển Pháp luân

Sau khi đạt giác ngộ tối thượng, Thái tử được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiềm năng ẩn tàng được khai mở bên trong Ngài. Đức Phật hướng về vườn Lộc Uyển. Năm bạn đồng tu của Thái tử, vẫn tiếp tục tu khổ hạnh ở đây. Với Phật nhãn, Ngài thấy 5 người bạn xưa kia của mình nên quyết định để họ là những người đầu tiên được nghe giáo pháp.

11. Đức Phật trở về từ cung trời Đâu Suất

Sau khi sinh Thái tử 7 ngày, Hoàng hậu Ma Da băng hà và được tái sinh vào cõi trời Đâu Suất. Đức Phật đã bay lên cõi trời Đâu Suất, gặp và thuyết pháp cho Thánh mẫu. Ngài thuyết giảng Kinh Địa Tạng trong suốt ba tháng cho chư Thiên, cho cả Thánh mẫu của Ngài.

Sau đó Đức Phật quay về từ cõi trời Đâu Suất, năng lực đi qua các thế giới là minh chứng cho khái niệm về thế giới thị hiện thần thông giáo hóa chúng sinh.

12. Đức Phật thể nhập Niết bàn

Năm 80 tuổi, Đức Phật nhận định sự nghiệp thuyết pháp của Ngài đã hoàn thành. Thời điểm đến Ngài nhập Niết bàn, tại vườn cây Sa la ở Câu Tha Ni, Đức Phật bảo Ngài A Nan chuẩn bị chỗ nằm, để Ngài yên nghỉ, đầu hướng Bắc, nằm nghiêng sang phải, chân phải để trên chân trái, tỉnh táo, Ngài lặng lẽ nhập định Đại Niết bàn.

Không sầu đau, buồn thảm mà ngược lại, khích lệ con người về tiềm năng giác ngộ và giải thoát.

Trên đây là những chia sẻ của đồ đồng Lê Gia về 12 Hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca. Nếu quý vị đang có nhu cầu tìm mua tượng Phật Thích Ca để thờ xin vui lòng liên hệ với đồ đồng Lê Gia. Chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách về các sản phẩm đồ đồng.

>> Tham khảo Các mẫu tượng Phật- Thần linh bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật Thích Ca làm màu giả cổ bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật A di đà mặc áo gấm bằng đồng

>> Tham khảo Cách khai quang tượng Phật A di đà 

Bạn đang xem: 12 Hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca- Sự tích Phật Giáo
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy