Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Bồ Tát Đại Thế Chí Là Ai? Sự Tích Về Cuộc Đời Của Bồ Tát Đại Thế Chí

Trong câu niệm hằng ngày của mỗi người vẫn thường xuất hiện cái tên Bồ Tát Đại Thế Chí. Tuy nhiên không hẳn ai cũng có thể hiểu hết về Ngài, ý nghĩa của cái tên cũng như sự tích ra đời của Ngài như thế nào? Đối với một người tu hành, chúng ta càng hiểu sâu sắc về Ngài bao nhiêu thì khả năng thẩm thấu những đức hạnh từ Ngài càng rõ nét bấy nhiêu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Ngài qua bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Bồ Tát Đại Thế Chí là ai? Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí?

Đức Bồ Tát Đại Thế Chí còn có nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Linh Cát Bồ tát…Hoặc có thể gọi vắn tắt hơn là Thế Chí.

Ngài chính là vị Bồ Tát đứng bên phải Đức Phật A Di Đà, trên cổ tay có đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Trong đó, hoa sen xanh tượng trưng cho sự thanh tịnh. Dùng trí tuệ để dứt  tất cả những phiền não vô minh, cứu vớt chúng sinh thoát khỏi vũng bùn ác trược.

2. Sự Tích Về Cuộc Đời Của Bồ Tát Đại Thế Chí

Tiền thân của Bồ Tát Đại Thế Chí là hoàng tử Ni Ma. Đây là vị thái tử thứ hai của vua Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A - Di – Đà) và là em của thái tử Bất Huyền (Quan Âm Bồ Tát).

 

 Khi chưa xuất gia học đạo, nghe lời phụ vương khuyên bảo, ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng đồng thời phát nguyện phổ độ đại chúng sanh liên tục trong 3 tháng. Vị quan đại thần là Bảo Hải thấy vậy, đã khuyên nhủ Thái Tử rằng: “Thưa Thái tử Điện hạ! Trong tu phước có hai thứ: Một là tu phước hữu lậu, hai là tu phước vô lậu. Nhưng dù phước hữu lậu có to lớn đến thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ là ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc, chứ không thoát khỏi luân hồi sinh tử. Còn với phước vô lậu, chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, đời đời kiếp kiếp tiêu diêu tự tại. Vậy xin Điện hạ hãy vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng “Nhứt Thiết Trí” mang công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu đó không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa”

Sau khi nghe lời vị Quan Đại Thần thỉnh cầu, thái tử Ni Na thấy lời của vị Quan đại thần thấu tình đạt lý, liền chắp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin phát tâm cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là’’:

Ba nghiệp của thân:

  • Không trộm cắp của người
  • Không sát hại chúng sanh
  • Không tà dâm

Bốn nghiệp của miệng:

  • Không nói thêu dệt
  • Không nói láo xược
  • Không nói hai lưỡi
  • Không nói độc dữ thô tục

 Và ba nghiệp của ý

  • Không hờn giận oán cừu
  • Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
  • Không si mê ám muội, cùng với các món hạnh tu thanh tịnh, mà cùng  hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và luôn cầu mong  một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ tựa như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai.

“Tôi  xin  tiếp tục tu Bồ Tát Đạo, làm việc Phật sự, khuyên bảo chúng sinh, mang lại  lợi ích cho chúng sinh để hoàn thành những hạnh nguyện tôi đã thệ nguyện. Cho đến khi nào Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ, tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà độ hóa mọi chúng sinh”

Đức Phật Bảo Tạng sau khi nghe những lời của thái tử Ni Na nguyện xong, ngài liền thọ ký rằng: “Theo như lòng của ngươi muốn có được một thế giới rộng lớn trang nghiêm, qua đời vị lai, trải qua hằng hà sa kiếp, ngươi sẽ sớm hoàn thành tâm nguyện đó. Vì ngươi có một tâm nguyện lớn như vậy, nên ta sẽ đặt hiệu là “Đắc Đại Thế”, có nghĩa là Đại Thế Chí Bồ Tát. Đợi sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn, ngươi sẽ được làm Phật, đặt hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà độ hóa mọi chúng sanh”.

Khi nghe Đức Phật Bảo Tạng thọ ký xong, Ni Ma thái tử thưa “Bạch Đức Thế Tôn, nếu tâm nguyện của tôi thành, tôi xin được kính lễ ngài và nhờ ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không xuất hiện nhiều hoa thơm đẹp và cầu cho Đức Phật mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy”.

Thái Tử Ni Ma vừa dứt lời và cúi lạy Đức Phật, ngay lập tức vạn vật đột nhiên rung chuyển mạnh và phát ra tiếng vang khắp cả đất trời, hằng hà sa có các loài hoa thơm tho, tốt đẹp rơi xuống như mưa giữa hư không. 

Lúc đó, khắp mười phương các Đức Phật đồng tình thọ ký rằng “Tại cõi Tán đề lam, có người tên là Ni Ma là đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai, là thái tử thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có lòng phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở một thế giới trang nghiêm.”

Sau khi được thọ ký như vậy, Ni Ma thái tử lòng rất vui mừng, chăm chỉ  tu tập những điều mà ngài đã thệ nguyện. Từ đó về sau, Ni Ma thái tử mạng chung rồi đầu thai  sang thân khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết tâm tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí tuệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê và bước lên đường giác.

3. Ý nghĩa của Phật Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát

Bồ Tát Đại Thế Chí là đại diện của một trí huệ siêu việt, ngài dùng ánh sáng trí huệ soi sáng để hóa độ chúng sanh, giúp mọi chúng sanh xa rời cõi ác

Căn cứ vào tượng Tam Thánh (Di Đà, Quán Âm, Thế Chí) thì Đại Thế Chí Bồ Tát đứng bên phải và Bồ tát Quán Âm đứng bên trái. Cả 3 vị  tạo thành Tây Phương Tam Thánh mà chúng ta vẫn thờ cúng mỗi ngày. Quan Thế Âm Bồ Tát thì tượng trưng cho từ bi, còn Đại Thế Chí tiêu biểu cho đại trí huệ. Bi và trí  phải song vận. Để trở thành phật, nhất định phải có đủ 2 yếu tố này, từ bi và trí huệ. Vì vậy, Bồ tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Quan Âm không tách rời nhau.

Còn trong phong thủy thì Bồ Tát Đại Thế Chí được xem là bản mệnh của những người tuổi Ngọ. Thờ tượng Bồ Tát Đại Thế Chí giúp người tuổi Ngọ có trí tuệ hanh thông, muôn sự bình an, gặp hung hóa cát, cát tường như ý.

Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây có thể  giúp các anh chị em đồng tu sẽ hiểu hơn về Đại Thế Chí Bồ Tát mà hàng ngày chúng ta vẫn thờ cúng và tôn kính.

>> Mời quý khách tham khảo thêm bài viết: Chế tác tranh đồng và những điều bạn chưa biết tại đây.

>> Mời quý khách tham khảo thêm bài viết: Top 6 tranh treo phòng thờ 

>> Mời quý khách tham khảo thêm Các mẫu Tranh đồng Phong thủy khác.

 

Bạn đang xem: Bồ Tát Đại Thế Chí Là Ai? Sự Tích Về Cuộc Đời Của Bồ Tát Đại Thế Chí
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy