Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Phật tử nên gọi là Quán Âm Bồ tát hay Quan Âm Bồ tát

Xưng tán danh hiệu Quán Âm hay Quan Âm đều được nhưng xét theo ngữ nghĩa thì Quán Âm hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn. Dù Quán Âm hay Quan Âm là cách gọi khác của 觀音, lược xưng của 觀世音, tiếng Phạn là Avalokitesvara. Chữ 觀 (Guan) với hai âm Quán và Quan. Quan nghĩa là nhìn, quan sát. Quán là xem xét kỹ lưỡng, quan sát tường tận. Quan là nghe, nhìn thông thường, Quán thiên về tuệ giác, thấy rõ bản chất của các pháp. Quán Thế Âm nghĩa là lắng nghe, quán xét sâu sắc mọi âm thanh cầu cứu khổ đau của thế gian để cứu độ. Mời các bạn theo dõi chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Đồ đồng Lê Gia.

1. Bồ tát Quán Thế Âm là ai?

Bồ tát Quán Thế Âm, còn gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện nhiều trong kinh điển Đại thừa. Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… Cùng rất nhiều ký, sớ, giải, luận, Ngài là vị Đại bi nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Các kinh điển nói đến Bồ tát Quán Thế Âm hình nam tính, nam giới không phải nữ giới. Bồ tát tượng trưng cho  trí tuệ và từ bi, nghe tiếng kêu khổ, niệm danh hiệu ngài, cầu xin ngài để được cứu độ khỏi tai nạn, khổ đau, …

Bồ tát Quán Thế Âm là  phụ nữ, là mẹ, là Phật trong văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo đều có các thánh nữ. Phật giáo Mật tông Tây Tạng thờ thánh mẫu Tara, Ngài được sinh ra từ nước mắt của Quán Thế Âm. Trong kiếp xa xưa, mẹ Tara là công chúa quyết đi tu, giữ hình hài nữ giới đến khi thành Phật. Thánh nữ Tara có hàng chục vị, hàng trăm vị, trong đó tương Tara màu xanh là vị tiêu biểu nhất.

2. Tu tập theo hạnh lành của Bồ tát

Ý nghĩa cứu khổ cứu nạn tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm. Qua Kinh sách cho thấy, Bồ tát Quán Thế Âm nổi bật nhất với hình tượng  của Đại Từ bi. Ngài hóa thân thành 33 hay 35 hình tướng để cứu khổ chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy như lòng mẹ với con cái, phù hợp với nhiều tôn giáo nhưn Đức mẹ Kali, Đức Mẫu và Đức mẹ Maria, …

Dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thành Phật, Thanh văn, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Phạm vương, Tự tại thiên,  … Tiểu vương, Trưởng giả, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo... Nhưng nổi bật nhất vẫn là hóa thân hình ảnh mẹ hiền.

, các bản dịch phụ kinh và chính kinh của Kinh điển Đại thừa, nhất là kinh Pháp hoa, truyền sang Trung Quốc. Được phổ biến rộng rãi từ năm 255 đến năm 601. Quan niệm Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng nữ giới được hình thành, đến đời Đường (618-907) thì hình tướng này phổ biến, nhất là giới bình dân để tạo thành tín ngưỡng quan trọng.

3. 12 Đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện Thứ Nhất:

Khi thành Bồ Tát

Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm

Mười hai lời nguyện cao thâm

“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.

Nguyện Thứ Hai:

Không nài gian khổ

Quyết một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.

Nguyện Thứ Ba:

Ta Bà ứng hiện

Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau

Oan oan tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

Nguyện Thứ Tư:

Hay trừ yêu quái

Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.

Nguyện Thứ Năm:

Tay cầm Dương Liễu

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo, đảo điên

An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.

Nguyện Thứ Sáu:

Thường hành bình đẳng

Lòng từ bi thương xót chúng sanh

Hỷ xả tất cả lỗi lầm

Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.

Nguyện Thứ Bảy:

Dứt ba đường dữ

Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh

Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.

 Nguyện Thứ Tám:

Giải thoát còng la

Nếu tội nhân sắp bị khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.

Nguyện Thứ Chín:

Cứu vớt hàm linh

Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.

Nguyện Thứ Mười:

Tây Phương tiếp dẫn

Tràng hoa thơm, kỹ; nhạc, lộng tàn

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.

Nguyện Thứ Mười Một:

Di Đà thọ ký

Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường

Chúng sanh muốn sống miên trường

Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.

Nguyện Thứ Mười Hai:

Tu hành tin tấn

Dù thân nầy tan nát cũng đành

Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành

Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.

-----Mời quý khách tham khảo thêm các bài viết-----

>> Tham khảo bài viết Ban Tam Bảo tại chùa thờ những ai?

>> Tham khảo Các mẫu tượng Phật- Thần linh bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật Thích Ca làm màu giả cổ bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật A di đà mặc áo gấm bằng đồng

>> Tham khảo Cách khai quang tượng Phật A di đà 

>> Tham khảo mẫu tượng Phật A di đà bằng đồng

Bạn đang xem: Phật tử nên gọi là Quán Âm Bồ tát hay Quan Âm Bồ tát
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy