Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Tiểu Sử Cuộc Đời Của Ngài

Quan Thế Âm hay chính xác hơn là Quán Thế Âm, tiếng Phạn là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian". Là hiện thân cho lòng từ bi của các chư Phật. Trong bài viết dưới đây, đồ đồng Lê Gia mời các bạn tìm hiểu về cuộc đời của Ngài qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Trong kinh A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là 2 vị trợ tuyên của đức Phật A Di Đà. Ngài được đặt với danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong đó, Đại bi là lòng yêu thương con người bao la, rộng lớn. Quán là xem xét, quán xét, Thế là cõi thế gian và Âm là lời cầu nguyện. Như vậy, danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu trưng cho lòng thương người, lắng nghe lời cầu cứu, cứu độ chúng sinh của Bồ Tát.

Nhiều ngôi chùa, hàng năm đều tổ chức lễ vía Quán Thế Âm vào các ngày 19 tháng 2 là lễ giáng sinh, ngày 19 tháng 6 là lễ thành đạo, ngày 19 tháng 9 là lễ xuất gia.

2. Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát ở Việt Nam gắn với câu chuyện của Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát gắn với Quan Âm Thị Kính

Quán Thế Âm trải qua các nhân dạng khác nhau để phổ độ chúng sinh, trong kiếp thứ 10, Ngài đầu thai vào nhà họ Mãng ở Cao Ly, chính là tiểu thư Thị Kính. Gia đình họ Mãng có truyền thống gia phong, tiểu thư Thị Kính tài sắc vẹn toàn, thảo hiền với cha mẹ. Lớn lên, nàng được gả cho nho sinh nhà họ Sùng tên là Thiện Sĩ.

Thị Kính hết mực kính trọng cha mẹ chồng, giữ trọn đạo dâu con. Một ngày, khi Thị Kính đang may vá, chồng đang đọc sách thì ngủ thiếp đi khi, trên cằm chồng thấy có sợi râu, nàng dùng con dao nhíp cắt sợi râu. Chồng tỉnh giấc, thấy vợ cầm dao gần cổ bèn la lớn vì nghĩ vợ đang cố sát mình. Dù đã phân trần, nhưng gia đình Thiện Sĩ đã đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Rời nhà chồng, Thị Kính quy y cửa Phật, cải trang thành nam, trốn vào chùa đi tu, lấy Pháp danh là Kính Tâm.

Tướng mạo xinh đẹp khi cải trang thành nam nên Kính Tâm có rất nhiều tín nữ để ý. Thị Mầu con gái bá hộ trong vùng là điển hình. Thị Mầu tính tình phóng khoáng, tiếp cận trêu ghẹo Kính Tâm nhưng đều nhận về sự từ chối. Không lâu sau, Thị Mầu có thai với đầy tớ trong nhà khi bị bắt ra làng tra hỏi, hoảng loạn, Thị Mầu khai Kính Tâm là cha của thai nhi. Vì không thể để lộ thân phận giả nam nên Kính Tâm đã phải rời chùa. Thị Mầu sau hạ sinh bé trai đã đem gửi Kính Tâm nuôi dưỡng. Khi đứa bé lên 3 thì Kính Tâm bị bạo bệnh. Biết không qua khỏi, Kính Tâm viết tâm thư gửi cha mẹ và kể lại sự tình. Khi Kính Tâm mất, mọi người mới biết đến nỗi oan khiên của Kính Tâm và lập đàn cầu đảo.

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát gắn Quan Âm Diệu Thiện

Diệu Thiện là con vua sống trong nhung lụa nhưng công chúa rất quan tâm đến người nghèo, chú tâm Phật Pháp.

Khi vua cha muốn gả chồng, công chúa đã xin được xuất gia. Vua cha đã hết lời thuyết phục can ngăn nhưng không thay đổi được Diệu Thiện. Vua vờ đồng ý nhưng lệnh cho sư trụ trì thuyết phục công chúa hoàn tục. Tại chùa công chúa được tạo điều kiện để tu Phật Pháp. Vì thế, nhà vua tức giận vô cùng, sai binh lính đốt chùa. Trong cơn hỏa hoạn, Ni Cô Diệu Thiện đã chắp tay thành tâm cầu Phật, Bồ tát. Trời chuyển mây, mưa lớn rơi xuống dập tắt hỏa hoạn.

Nhà vua lại lệnh bắt Ni Cô Diệu Thiện và xử trảm. Khi đao phủ cầm đao chuẩn bị xử trảm thì bỗng một con hổ trắng xuất hiện, xông vào cõng Ni Cô mang đi.

Trong cơn mơ, Ni Cô thấy hổ trắng cõng mình xuống Địa phủ. Ngài đã gặp vô vàn hình phạt cho các tội nhân khi còn sống mắc phải. Ni Cô đã chắp tay phát nguyện cứu độ mọi loài đang chịu hình phạt thảm khốc. Tỉnh giấc, Ni Cô tu hành đắc đạo và phổ độ chúng sinh.

3. Quan thế âm bồ tát là nam hay nữ?

Mười phương chư Phật không có nữ thân, hình tượng Ngài chỉ là hình ảnh thị hiện không phải là Phật thân. Điều này có phần ảnh hưởng của thời phong kiến, khi mọi quyền hành trong tay nam giới nhưng cũng không phải không có nữ đủ khả năng điều khiển sự suy thịnh của đất nước.

Vì thế Quán Âm Bồ Tát hóa độ, hiện nữ nhằm chuyển tâm xấu ác, cải thiện xa hoa trụy lạc. Thế gian đã tạc tượng người theo thị hiện này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Tiểu Sử Cuộc Đời Của Ngài như thế nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu quý khách có nhu cầu đặt mua tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, vui lòng liên hệ với chúng tôi, đồ đồng Lê Gia.

-----Mời quý khách tham khảo thêm các bài viết-----

>> Tham khảo bài viết Ban Tam Bảo tại chùa thờ những ai?

>> Tham khảo Các mẫu tượng Phật- Thần linh bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật Thích Ca làm màu giả cổ bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật A di đà mặc áo gấm bằng đồng

>> Tham khảo Cách khai quang tượng Phật A di đà 

>> Tham khảo mẫu tượng Phật A di đà bằng đồng

Bạn đang xem: Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Tiểu Sử Cuộc Đời Của Ngài
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy