Đồ Đồng Đông Sơn - Đồ đồng mỹ nghệ cao cấp

Ý nghĩa thủ ấn Phật – Buddha mudrā

Phật giáo Nam Truyền tại Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan với rất nhiều các thủ ấn (Muddà) Phật. Từ Muddà hay mudra trong Phật giáo và Ấn giáo, nghĩa là dấu hiệu, ấn tướng hay dấu ấn, thể hiện qua các động tác thân thể, cử chỉ của tay, vị trí, tư thế của bàn tay và ngón tay. Ý nghĩa các thủ ấn này như thế nào? Mời các bạn tìm câu trả lời qua bài viết.

1. Abhaya Mudrā (Vô Uý thủ ấn)

Abhaya bản thân từ này nghĩa là không sợ hãi. Tư thế của thủ ấn này với tay phải đưa ngang ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài, ngón tay hướng lên trên. Tay còn lại xuôi theo tư thế tọa thiền, tay trái duỗi và hướng xuống đất.

Nguồn gốc của thủ ấn này là đức Phật hàng phục voi say Nālāgiri, có tài liệu giải thích là Ngài ngăn chặn nạn dịch, nạn đói và chiến tranh. Có tài liệu giải thích, đó là câu chuyện Ngài hóa giải, ngăn chặn chiến giữa hai quốc gia láng giềng.

2. Saddassana Mudra (Thập độ thủ ấn)

Tư thế thập độ thủ ấn, tay phải xoay ra ngoài, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, lòng tay trái xoay ra ngoài, hướng xuối dưới, ngón trỏ và ngón cái duỗi ra, ngón còn lại cong lại.

Thập độ tức ám là công hạnh thực tập để có quả vị giải thoát gồm có:

Dānaṃ: Thí, tức là đem Phật Pháp hoặc của cải cho chúng sanh.
Sīlaṃ: Giới, tức là không phạm điều luật mà đức Phật răn cấm.
Nekkhammaṃ: xuất gia, tức là tìm đạo đức cao thượng, dứt bỏ mọi thứ để đi tu hành.
Paññā: Trí tuệ, là thông suốt các pháp.
Viriyaṃ: Tinh tấn, là tu hành tấn tới.
Khantī: Nhẫn nhục, là chịu đựng điều sỉ nhục.
Saccaṃ: Chân thật, là không giả dối, gian tà.
Ādhitthānaṃ: Quyết định, là không thay đổi chí hướng.
Mettā: Bác ái, hiền lành, nhân từ, mong cho mọi loài được vui.
Upekkhā: Xả, là không vui, không buồn, tâm bình đẳng.

3. Dukkhasacca mudra (khổ đế thủ ấn)

Khổ đế thủ ấn là tư thế bàn tay phải úp xuống, tay phải ngón giữa chạm vào ngón giữa tay trái, lòng tay trái hướng ra ngoài, ngón tay hướng lên trên.

Thủ ấn này mang ý nghĩa, cuộc đời đức Phật sau khi thành đạo ngài đã ngự tới vườn Lộc Uyển, giảng kinh Chuyển Pháp Luân về Tứ Diệu Đế bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

Khổ đế là sự thật về khổ: Sanh là khổ, già khổ, bịnh khổ, tử là khổ, sống với người mình không ưa là khổ, xa người thân yêu là khổ, muốn không được là khổ, chính thân ngũ uẩn là khổ”.

4. Addhacandra mudra (Tam Bảo Thủ Ấn)

Tam bảo thủ ấn có tư thế của tay phải, lòng bàn tay hướng lên trên, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, ngón tay hơi cong lại; tay trái duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên.

Thủ ấn mang ý nghĩa chỉ ba ngôi tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và vai trò của đại chúng tăng liên quan đến việc Di Mẫu Gotami cúng dường y đến đức Phật. Ngài không nhận, ngài khuyên nương nương cúng dường tăng để được phước báu trọn vẹn.

5. Patahattha mudra (Trì Bình Thủ Ấn)

Trì bình thủ ấn với tay phải để trên tay trái, hai tay duỗi để nâng bình bát. 1 ngày của Đức Phật chia thành năm thời, sáng, trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối. Sáng là lúc ngài trì bình hóa duyên tế độ đối với người hữu duyên và thọ thực.

6. Dhammacakka mudra (Chuyển Pháp Luân thủ ấn)

Chuyển pháp luân thủ ấn là sau khi Bồ Tát thành đạo dưới cội cây Bồ Đề, Ngài đến vườn Lộc Uyển xứ Isipatana, để giảng giải kinh Chuyển Pháp Luân. Đây là bài pháp đầu tiên được thuyết giảng trong 45 năm cuộc đời hoằng pháp của ngài.

Tư thế thủ ấn này, ngón cái và ngón trỏ hai bàn tay cong lại, chạm nhẹ vào nhau, thành một hình tròn. Hai cánh tay xếp lại đưa lên tầm ngực, lòng tay phải xoay ra phía trước, thẳng đứng, mu tay trái xoay ra ngoài để nghiêng. Ngón còn lại của tay trái chạm nhẹ vào lòng tay phải.

7. Varada mudra (Thí Nguyện thủ ấn)

Ấn thí nguyện còn gọi là Thí dữ ấn hay Dữ nguyện ấn. Thí nguyện là cho phép để được toại nguyện, bàn tay chỉ xuống. Với tượng Phật Thích Ca đó là gọi địa thần, chứng minh Phật quả. Nếu ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành một vòng tròn. Ấn thí nguyện hay Ấn vô úy được trình bày chung. Tay mặt bắt ấn vô úy còn tay trái ấn thí nguyện.

8. Karana mudra (Lìa Xa Ác Nghiệp thủ ấn)

Với thủ ấn này, hai lòng bàn tay trái và phải hướng ra ngoài, ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay chạm nhau, tay hướng lên trên.

9. Tinakirana mudra (Bát Chánh Hộ Trì thủ ấn)

Thủ ấn này lòng hai bàn tay ngửa lên, hai ngón cái hướng xuống đất, 8 ngón còn lại cong lại biểu thị cho tám con đường giác ngộ. Bao gồm: Chánh kiến, Chánh ngữ, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh mạng và Chánh định.

10. Vyākhyāna Mudrā (Giáo Hóa thủ ấn)

Tư thế thủ ấn này với lòng bàn tay xoay ra trước, ngang tầm ngực. Ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành vòng tròn, ngón còn lại hướng lên trên. Thủ ấn Thuyết Pháp thường thấy ở các tượng với oai nghi ngồi.

11. Sihakanna mudra (Tinh Tấn thủ ấn)

Tư thế của thủ ấn này, lòng tay phải hướng xuống đất, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau, các ngón còn lại hướng xuống đất, lòng bàn tay hướng lên trên.

12. Katakakattha mudra (Giải Thoát thủ ấn)

Tư thế thủ ấn này, lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay phải hướng lên trên ngón cái chạm vào ngón trỏ, còn lại bốn ngón tay cong lại hướng vào lòng bàn tay.

13. Padumatattha mudra (Liên Hoa Tịnh Chỉ thủ ấn)

Thủ ấn này thường thấy khi Đức Phật ngồi bán già hoặc kiết già. Tay phải hướng lên trên, lòng bàn tay xoay ra ngoài, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa đỡ lấy cánh hoa sen, ngón còn lại hơi cong theo tượng trưng cho sự giác ngộ.

14. Attha dhamma mudra (Bát Chánh Đạo thủ ấn)

Tư thế của thủ ấn này hai ngón tay cái cong lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, 8 ngón còn lại hướng lên trên, ám chỉ 8 con đường đến giác ngộ.

15. Samābhita mudra (Thiền Định thủ ấn)

Tư thế Đức Phật ngồi thiền, chân xếp chéo kiểu bán già hay kiết già. Tay đặt đùi, để ngửa, tay phải đặt trên tay trái. Hai đầu ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau.

16. Dāna mudra (Bố thí thủ ấn)

Thủ ấn này được mô tả với hai lòng bàn tay hướng ra ngoài, ngón tay buông xuống phía mặt đất, thể hiện sự buông xả.

17. Tripattakahattha mudra (Thập Độ Chỉ Định thủ ấn)

Thủ ấn này ngón giữa chạm vào ngón tay cái, lòng bàn tay phải hướng ra ngoài áp út, lòng bàn tay trái hướng vào ngón cái và ngón trỏ chạm vào nhau như chỉ định về công hạnh thập độ mà Ngài thực hành từ vô lượng kiếp.

18. Ñàna mudra (Nhất Thiết Chủng Trí thủ ấn)

Tư thế này biểu trưng cho Đức Phật sử dụng trí tuệ, lòng bàn tay phải hướng ra ngoài,  ngón cái và ngón trỏ chạm vào nhau, ngón còn lại hướng lên trên, bàn tay trái hướng vào trong.  Ngón cái và ngón trỏ của tay phải chạm nhẹ vào ngón út tay trái.

19. Canda mudra (Hương Vị Pháp Bảo thủ ấn)

Thủ ấn này kết hợp với hình tượng Đức Phật ngồi kiết già hoặc bán già để thuyết giảng đệ tử, tư thế lòng tay phải hướng ra ngoài, ngón cái và ngón trỏ chạm vào nhau, ngón còn lại hướng lên, tay trái duỗi dọc theo chân.

20. Mahā karunà mudra (Đại Bi thủ ấn)

Thủ ấn này Đức Phật dùng tứ vô lượng tâm, tâm đại bi thể hiện tay phải đặt ngang ngực, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay hướng qua trái, lòng tay trái hướng lên trên, duỗi dọc theo chân, ở giữa như cớ một khoảng không để thể hiện tâm đại bi.

21. Vinayahattha mudra (Xiển Dương thủ ấn)

Trong thủ ấn này tay phải hướng lên trên ngón cái thẳng, ngón trỏ chỉ ra ngoài và ba ngón còn lại hơi cong, lòng bàn tay trái hướng lên trên, duỗi dọc theo chân trong tư thế kiết già hoặc bán già.

22. Byākhyāna mudra (Thuyết Giảng thủ ấn)

Thủ ấn với lòng bàn tay hướng ra ngoài ngón giữa chạm vào ngón cái ngón áp út. Ngón út, ngón trỏ hướng lên trên, tượng trung cho Đức Phật giáo giới và thuyết giảng đệ tử.

23. Uttarabodhi mudra (Tối Thượng Bồ Đề thủ ấn)

Thủ ấn này với lòng bàn tay trái hướng vào trong, lòng bàn tay phải hướng ra ngoài, ngón cái và ngón trỏ tay phải chạm nhẹ vào ngón giữa tay phải.

24. Prātihāriya mudra (Sanh Diệt Tuệ thủ ấn)

Thủ ấn này các ngón tay phải bọc ngón tay trái, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay trái hướng lên trên, thể hiện Đức Phật chỉ tuệ giác trong mức độ thiền tập.

25. Cảm Thắng Ma Vương thủ ấn (Maravijaya Mudra) hay còn gọi là Xúc Địa thủ ấn (Bhūmisparśa Mudra)

Thủ ấn nầy, Đức Phật ngồi bán già hay kiết già, bàn tay trái trong ấn Thiền Định, tay phải duỗi xuống, mu bàn tay đưa ra ngoài, lòng bàn tay xoay vào trong, ngón tay hướng xuống đất.

Thủ ấn này dựa theo tích Bồ-tát ngồi hành thiền vào đêm rằm tháng Vesak bị Ma vương quấy nhiễu, định đuổi Ngài đi và hỏi: “Ai là chứng nhân để biết chỗ ngồi này là của Ngài?”. Đức Phật đặt bàn tay phải chạm đất và tuyên bố: “Mặt đất này là chứng nhân, chứng kiến nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác.” Lập tức mặt đất rung chuyển, với âm thanh vang dội khắp vũ trụ. Ma vương run sợ, phải rút lui.

Trên đây là 25 thủ ấn phổ biến, các thủ ấn kết hợp với nhau là sự kết hợp tuyệt vời của văn hoá và nghệ thuật, các nghệ nhân bằng tài năng của mình đã thổi hồn vào hình tượng Đức Phật sống động như làm sống lại hình tượng của Ngài. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình tượng đức Phật.

-----Mời quý khách tham khảo thêm các bài viết-----

>> Tham khảo bài viết Ban Tam Bảo tại chùa thờ những ai?

>> Tham khảo Các mẫu tượng Phật- Thần linh bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật Thích Ca làm màu giả cổ bằng đồng

>> Tham khảo Mẫu tượng Phật A di đà mặc áo gấm bằng đồng

>> Tham khảo Cách khai quang tượng Phật A di đà 

>> Tham khảo mẫu tượng Phật A di đà bằng đồng

>> Tham khảo Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai và những điều cần biết

Bạn đang xem: Ý nghĩa thủ ấn Phật – Buddha mudrā
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0984097970
Lỗi giao diện: file 'snippets/compare-init.bwt' không được tìm thấy